Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 gồm những tài liệu gì? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết sau.

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 gồm những tài liệu gì? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết sau.

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 gồm những tài liệu gì? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết sau.

Xây dựng là một trong những ngành nghề rất được quan tâm hiện nay. Để đáp ứng được khả năng làm việc, nhu cầu sử dụng thì chứng chỉ năng lực xây dựng là rất quan trọng. Vậy hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 bao gồm những gì?

Mục lục

    Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng

    Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:

    – Khảo sát xây dựng;

    – Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;

    – Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;

    – Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;

    – Thi công xây dựng công trình;

    – Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;

    – Kiểm định xây dựng;

    – Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

    Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hạng 1,2,3

    Quyền của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực

    – Yêu cầu được cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ năng lực;

    – Được hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung quy định được ghi trên chứng chỉ năng lực;

    – Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp và sử dụng chứng chỉ năng lực.

    Nghĩa vụ của tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực

    – Khai báo trung thực hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác, hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ do mình cung cấp khi đề nghị cấp chứng chỉ; nộp lệ phí theo quy định;

    – Hoạt động đúng với lĩnh vực, phạm vi hoạt động ghi trên chứng chỉ năng lực được cấp, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;

    – Duy trì, đảm bảo điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức theo chứng chỉ năng lực được cấp;

    – Không được tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ năng lực;

    – Người đại diện theo pháp luật của tổ chức xuất trình chứng chỉ năng lực và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

    Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3

    Theo quy định tại Điều 87 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hhồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 bao gồm:

    – Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu;

    – Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;

    – Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình);

    – Kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực đối với cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề. Đối với chức danh chỉ huy trưởng chỉ có kinh nghiệm thực hiện công việc về thi công xây dựng thì thay thế bằng văn bằng được đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận tương ứng với quy định tại khoản 4 Điều 67 Nghị định này, kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định này (không yêu cầu kê khai nội dung về chứng chỉ hành nghề); văn bằng được đào tạo của các cá nhân tham gia thực hiện công việc;

    –  Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;

    – Hợp đồng và Biên bản nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II);

    – Hợp đồng; Biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) đã thực hiện theo nội dung kê khai (đối với tổ chức thi công xây dựng hạng I, hạng II);

    – Các tài liệu kể trên (trừ đơn đề nghị cấp chứng chỉ) phải là bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý.

    Xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 ở đâu?

    Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp chứng chỉ năng lực xây dựng là:

    – Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I;

    – Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III; tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận theo quy định tại Điều 100 Nghị định này cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III cho tổ chức là hội viên, thành viên của mình.

    – Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực do mình cấp.

    Trên đây là nội dung bài viết hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 của Đại Lý Thuế Gia Lộc, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *