Hộ cá thể có thể xin giấy phép kinh doanh vận tải không?

Với thắc mắc: Hộ cá thể có thể xin giấy phép kinh doanh vận tải không? Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của Đại Lý Thuế Gia Lộc để được giải đáp.

Với thắc mắc: Hộ cá thể có thể xin giấy phép kinh doanh vận tải không? Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của Đại Lý Thuế Gia Lộc để được giải đáp.

Hộ cá thể có thể xin giấy phép kinh doanh vận tải không?

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Ngành nghề kinh doanh vận tải ngày càng phát triển, cũng chính vì thể nhiều thành phần kinh tế khác nhau muốn thử sức với ngành nghề đầy tiềm năng này. Nhưng  pháp luật hiện hàng quy định đây là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về cả chủ thể và năng lực thực hiện. Một trong những vấn đề được đặt câu hỏi nhiều hiện nay là Hộ cá thể có thể xin giấy phép kinh doanh vận tải không?

Trong bài viết này, Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về vấn đề nói trên tới Quý vị.

Mục lục

    Kinh doanh vận tải là gì?

    Kinh doanh vận tải là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

    Tùy vào loại hình vận tải, kinh doanh vận tải được chia thành:

    – Kinh doanh vận tải đường sắt

    – Kinh doanh vận tải đường bộ

    – Kinh doanh vận tải hàng không

    – Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

    – Kinh doanh vận tải biển.

    Điều kiện kinh doanh vận tải như thế nào?

    Mỗi loại hình kinh doanh vận tải phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định pháp luật chuyên ngành. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chia sẻ một số nội dung để Quý vị tham khảo như sau:

    – Điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt

    Điều 21 Nghị định 65/2018/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 21. Điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt

    Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có đủ các điều kiện sau:

    1. Có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt.

    2. Có ít nhất 01 người phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt.

    3. Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc về khai thác vận tải đường sắt.

    – Điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ

    Khoản 1 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định: ” Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.”

    Điều 13, 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, được sửa đổ, bổ sung bởi Nghị định 47/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 13. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

    1. Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách

    a) Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

    b) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống;

    c) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất);

    d) Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).

    đ) Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.

    Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).

    2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

    a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

    b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

    3. Không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

    Điều 14. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

    1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.

    2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

    a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

    b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

    – Điều kiện kinh doanh vận tải hàng không

    Điều 5, 6, 7 và 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 89/2019/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 5. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng không

    1. Đáp ứng các điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm quy định tại Điều 6, 7, 8, 9 của Nghị định này.

    2. Các quy định tại Chương này không áp dụng đối với lĩnh vực đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện.

    Điều 6. Điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác

    1. Phương án bảo đảm có tàu bay khai thác bao gồm các nội dung sau đây:

    a) Số lượng, chủng loại tàu bay, tuổi của tàu bay;

    b) Hình thức chiếm hữu;

    c) Phương án khai thác, bảo dưỡng và nguồn nhân lực bảo đảm khai thác, bảo dưỡng tàu bay.

    2. Số lượng tàu bay duy trì trong suốt quá trình kinh doanh vận tải hàng không tối thiểu là 03 tàu bay đối với kinh doanh vận chuyển hàng không; tối thiểu là 01 tàu bay đối với kinh doanh hàng không chung.

    Điều 7. Điều kiện về tổ chức bộ máy

    1. Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý an toàn, an ninh, hoạt động khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay, khai thác mặt đất.

    2. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách trong hệ thống quản lý an toàn, an ninh, khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay phải có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm công tác liên tục trong lĩnh vực được bổ nhiệm, có văn bằng, chứng chỉ được cấp hoặc công nhận theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.

    3. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số thành viên là người nước ngoài không được vượt quá một phần ba tổng số thành viên tham gia bộ máy điều hành. Bộ máy điều hành để tính tỷ lệ theo yêu cầu của khoản này gồm:

    a) Tổng Giám đốc (Giám đốc), các Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc);

    b) Kế toán trưởng;

    c) Người phụ trách các lĩnh vực: hệ thống quản lý an toàn; khai thác tàu bay; bảo dưỡng tàu bay; huấn luyện tổ bay và người giữ chức vụ tương đương xác định theo bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.

    Điều 8. Điều kiện về vốn

    1. Mức vốn tối thiểu (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:

    a) Khai thác đến 10 tàu bay: 300 tỷ đồng Việt Nam;

    b) Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 600 tỷ đồng Việt Nam;

    c) Khai thác trên 30 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam.

    2. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.

    3. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:

    a) Nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ;

    b) Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất;

    c) Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.

    – Điều kiện kinh doanh vận tải biển

    Điều 4, 5, 6 Nghị định số 160/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 147/2018/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 4. Điều kiện chung về kinh doanh vận tải biển

    Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển được thành lập theo quy định của pháp luật (sau đây viết tắt là doanh nghiệp).

    Điều 5. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế

    Ngoài quy định tại Điều 4 Nghị định này, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    1. Điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh theo quy định của pháp luật với mức tối thiểu là 05 (năm) tỷ Đồng Việt Nam hoặc mua bảo hiểm để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên theo quy định.

    2. Điều kiện về tàu thuyền: Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

    3. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải thiết lập hoặc thuê tổ chức bộ máy và nhân lực như sau:

    a) Về tổ chức bộ máy, gồm: Bộ phận quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn (ISM Code); bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code);

    b) Về nhân lực: Người được giao phụ trách lĩnh vực quản lý an toàn, an ninh hàng hải phải được đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

    Điều 6. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa

    Ngoài quy định tại Điều 4 Nghị định này, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa còn phải đáp ứng điều kiện sau đây:

    Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

    – Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa:

    Khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2018/NĐ-CP sửa đổi Điều 6 Nghị định 110/2014/NĐ-CP như sau:

    Điều 6. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến và điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch

    Đơn vị kinh doanh vận tải phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam

    Hộ cá thể có thể kinh doanh vận tải không?

    Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: ” Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

    Theo nội dung chúng tôi đã chia sẻ trên đây, hộ kinh doanh chỉ có thể kinh doanh vận tải đường bộ. Trường hợp kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô, hộ kinh doanh phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định và xin được giấy phép kinh doanh vận tải.

    Thủ tục thành lập hộ kinh doanh vận tải

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gồm các thành phần như sau:

    – 01 Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu phụ lục III-1 Danh mục các mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

    – 01 Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

    – 01 Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

    – 01 Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

    Bước 2: Nộp hồ sơ

    Quý vị nộp hồ sơ về cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có thẩm quyền – Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để được tiếp nhận, thẩm định tính hợp lệ.

    Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

    Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Quý vị nhận kết quả theo hướng dẫn.

    Bước 4: Hoàn thiện các thủ tục sau khi được cấp giấy chứng nhận

    Để đưa hộ kinh doanh vào hoạt động ổn định, hợp pháp, Quý vị cần lưu ý một số vấn đề như sau:

    – Treo biển tên hộ kinh doanh tại địa chỉ hoạt động;

    – Nộp tiền thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh:

    + Hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm;

    + Hộ kinh doanh có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 500.000 đồng/năm;

    + Hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm lệ phí môn bài là 300.000 đồng/năm.

    – Đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng:

    + Tiền thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân mà hộ kinh doanh phải nộp được tính như sau:

    + Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT.

    + Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN.

    – Sử dụng hóa đơn: Hộ kinh doanh có nhu cầu sử dụng hóa đơn không được phép tự đặt in hóa đơn mà phải đăng ký mua hóa đơn tại cơ quan thuế quản lý theo quy định.

    – Đáp ứng các điều kiện về ngành, nghề kinh doanh vận tải, xin giấy phép kinh doanh vận tải.

    Hồ sơ đề nghị cấp Giấy cấp phép  kinh doanh vận tải bằng ô tô của hộ kinh doanh

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh bao gồm những yếu tố sau:

    Thứ nhất: Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh

    Theo đó chủ thể soạn thảo hồ sơ sẽ  dùng mẫu Giấy đề  nghị cấp giấy phép kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trước đó. Tránh trường hợp dùng giấy viết tay mà không đáp ứng được những yêu cầu của cơ quan nhà nước. Khiến cho việc xin cấp Giấy cấp phép bị gián đoạn.

    Thứ hai: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng để  cơ quan có thẩm quyền quyết định Hộ kinh doanh này có đủ điều kiện để được cấp Giấy cấp phép kinh doanh.

    Vì trước đó đơn vị có yêu cầu đã phải trải qua các thủ tục hành chính của nhà nước, xét các điều kiện trước đó để được cấp giấy phép kinh doanh và đã có đăng ký ngành nghề kinh doanh.

    Phần tiếp theo của bài viết Hộ cá thể có thể xin giấy phép kinh doanh vận tải không?  Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp thông tin về quy  trình làm giấy phép kinh doanh vận  tải của Hộ cá thể.

    Hướng dẫn làm giấy phép kinh doanh vận tải của hộ cá thể

    Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh  vận tải của Hộ cá thể bao gồm những bước sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    Quý vị chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn trên đây của chúng tôi.

    Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả

    Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

    Từ những phân tích trên Đại Lý Thuế Gia Lộc mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Hộ cá thể có thể xin giấy phép kinh doanh vận tải không? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại  0981.378.999.

    >>>>> Tham khảo: Thành lập hộ kinh doanh cá thể

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *