Hình thức sở hữu vốn của công ty TNHH là gì?
Hình thức sở hữu là cách thức chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản trong một chế độ sở hữu. Hình thức sở hữu vốn của công ty TNHH là gì?
Hình thức sở hữu vốn của công ty TNHH là gì?
Hình thức sở hữu là cách thức chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản trong một chế độ sở hữu. Hình thức sở hữu vốn của công ty TNHH là gì?
Khi tìm hiểu quy định pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH), Quý độc giả có nhiều thắc mắc. Một trong những câu hỏi chúng tôi nhận được là Hình thức sở hữu vốn của công ty TNHH là gì? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp làm rõ vấn đề trên.
Hình thức sở hữu là gì?
Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc hình thức sở hữu vốn của công ty TNHH là gì? Chúng tôi làm rõ về khái niệm hình thức sở hữu và các hình thức sở hữu theo pháp luật hiện hành.
Hình thức sở hữu là cách thức chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản trong một chế độ sở hữu. Tương ứng với mỗi hình thức sở hữu có những chủ sở hữu nhất định. Pháp luật dân sự Việt Nam quy định mỗi hình thức sở hữu, chủ sở hữu có những cách thức thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản trong những giới hạn và phạm vi khác nhau.
Theo Bộ luật dân sự, có các hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân, sở hữu riêng, sở hữu chung. Trong đó:
Sở hữu toàn dân là sở hữu đối với tài sản công như đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý. Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một phá nhân. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần.
– Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.
– Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hình thức sở hữu vốn của công ty TNHH là gì?
Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Theo khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Theo khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật Doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật Doanh nghiệp.
Vốn (vốn điều lệ) của công ty là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Khi cá nhân, tổ chức góp vốn vào công ty, tài sản góp vốn chuyển quyền sở hữu từ cá nhân, tổ chức sang công ty. Theo đó, tài sản góp vốn với hình thức sở hữu ban đầu trở thành tài sản với hình thức sở hữu riêng của công ty. Cá nhân, tổ chức góp vốn là chủ thể có quyền đối với phần vốn góp, được hưởng các lợi tức từ số vốn góp và có quyền chuyển nhượng theo quy định pháp luật.
Trên đây là những chia sẻ về Hình thức sở hữu vốn của công ty TNHH là gì? Quý độc giả quan tâm đến nội dung bài viết có thể gửi những chia sẻ, phản hồi đến chúng tôi. Trân trọng!
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc