Gs1 là gì?
Gs1 là gì? Hệ thống tiêu chuẩn của GS1 bao gồm bao nhiêu nhóm? Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ để Quý độc giả có thêm thông tin.
Gs1 là gì?
GS1 là một từ viết tắt của Hiệp Hội mã số châu Âu, hiệp hội này được thành lập năm 1977 tại Bỉ với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế.
Thông thường, mỗi loại sản phẩm hay hàng hóa trên thị trường sẽ đều sở hữu cho riêng mình một mã số mã vạch giúp xác định được quốc gia sản xuất, doanh nghiệp,… Ước tính hiện nay có đến hơn 5 tỷ mã vạch được quét mỗi ngày. Và mã số mã vạch đó là một phần quan trọng của hệ thống tiêu chuẩn GS1. Nếu bạn lần đầu tiên nghe tới GS1, hay bạn đã từng nghe rất nhiều về GS1 nhưng lại không hiểu rõ về khái niệm này, chưa biết Gs1 là gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin dưới đây.
Gs1 là gì?
GS1 là một từ viết tắt của Hiệp Hội mã số châu Âu, hiệp hội này được thành lập năm 1977 tại Bỉ với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, GS1 ra đời với mục đích đưa ra và thực hiện các giải pháp tiêu chuẩn toàn cầu, từ đó giúp cải thiện tính minh bạch trong chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn thế giới.
Kể từ khi ra đời cho đến này hiện đã có 108 nước gia nhập hiệp hội mã số Châu Âu, mỗi đất nước có một văn phòng đại diện, có hơn 20 ngành đã lấy đây là chỉ tiêu chất lượng đánh giá trong đó có các ngành lớn như kinh tế, hàng tiêu dùng, thực phẩm và nước giải khát tới giao thông vận tải, y tế, an ninh quốc phòng…
Hiện có hơn 1000.000 doanh nghiệp trên thế giới đã và đang ứng dụng hệ thống mã số mã vạch làm công cụ phục vụ cho việc phân định và thu thập, trao đổi thông tin kinh doanh.
Năm 1995 mã vạch vào Việt Nam với sự chỉ đạo của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và được công nhận là thành viên chính thức của GS1 từ tháng 5 năm 1995, mã vạch quốc gia của Việt Nam được tổ chức EAN quốc tế cấp là đầu số 893.
Tại Việt Nam, GS1 có số lượng doanh nghiệp đăng ký và sử dụng mã số mã vạch lên đến 80% tổng các doanh nghiệp.
Hệ thống tiêu chuẩn của GS1 bao gồm bao nhiêu nhóm?
Khi đã hiểu rõ Gs1 là gì? chúng ta sẽ cùng làm rõ vậy Gs1 có những nhóm tiêu chuẩn nào, cụ thể:
+ Tiêu chuẩn về các loại mã số: Quy định yêu cầu kĩ thuật với các loại mã số GS1 như Mã địa điểm toàn cầu GLN; Mã thương phẩm toàn cầu GTIN; Mã quan hệ dịch vụ toàn cầu GSRN và Nhãn hậu cần EAN.
+ Tiêu chuẩn về các loại mã vạch: Quy định yêu cầu kỹ thuật với các loại mã vạch, được thống nhất để áp dụng chung với các loại mã số GS1. Ví dụ có các loại mã vạch như EAN 13, EAN 8,…
+ Tiêu chuẩn về các gói điện tử: Cấu trúc các gói tin trao đổi dữ liệu bằng điện tử.
+ Tiêu chuẩn về các mạng toàn cầu: Cơ sở dữ liệu sản phẩm và các bên, trao đổi và truyền dữ liệu như Tiêu chuẩn mô tả sản phẩm GDSN; tiêu chuẩn mã EPC’ tiêu chuẩn thẻ RFID Thế hệ 2,…
+ Tiêu chuẩn về thương mại qua điện thoại di động.
Nhiệm vụ của mã vạch GS1
Thứ nhất: Mã vạch GS1 trợ giúp kinh doanh hiệu quả hơn
Người ta thường ví mã vạch như là một chiến binh nhỏ bé nhưng lại có thể thay đổi cả thế giới. Con người ngày càng ứng dụng mã vạch sâu vào mọi lĩnh vực đời sống, Con số 5 tỷ mã vạch được quét mỗi ngày chính là một minh chứng cho nhận định này.
Tại Việt Nam hiện nay các dịch vụ đăng ký mã vạch càng ngày càng được sự quan tâm đông đảo, cũng bởi sự tự ý thức về vai trò của mã vạch trong kinh doanh.
Máy quét mã vạch mà các doanh nghiệp đang sử dụng sẽ truyền thông tin đã được mã hóa sang máy tính, dữ liệu được lấy ra và bảo vệ một cách an toàn, giúp hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.
Thứ hai: Hỗ trợ người tiêu dùng trong các dịch vụ mua sắm
Nhờ có mã vạch GS1 mà người tiêu dùng có được những trải nghiệm thú vị khi đi mua sắm tại các siêu thị hoặc các trung tâm mua sắm lớn. Người tiêu dùng có thể trả tiền online hay truy xuất mã vạch hàng hóa chỉ trong tích tắc.
Thứ ba: Minh bạch thông tin sản phẩm chuỗi cung ứng
Trên khắp thế giới, các công ty đang chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận lợi nhuận từ những cải tiến mang tính cách mạng mà công nghệ này, vì chúng đem tới cho chuỗi cung ứng và khách hàng có một kênh kết nối chung.
Mã vạch có thể giúp quản lý hàng gửi, hàng trong kho và tài sản, làm giảm sự giả mạo và sai lỗi y học, chống trộm và hàng loạt ứng dụng khác.
Chính bởi vì tính toàn cầu và khả năng theo sát từ điểm này đến điểm kia trong chuỗi cung ứng, mà tiêu chuẩn của GS1 đảm bảo truy cập ngay đến thông tin chính xác về sản phẩm tạo thuận lợi cho việc thu hồi nhanh chóng và toàn vẹn những sản phẩm lỗi đang có mặt trên thị trường.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc Gs1 là gì? để bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích đối với quý bạn đọc. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì đừng ngần ngại vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc