Giấy phép kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh 2024

Cùng Luật Hoàng Phi làm rõ khái niệm giấy phép kinh doanh qua bài viết: "Giấy phép kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh".

Cùng Luật Hoàng Phi làm rõ khái niệm giấy phép kinh doanh qua bài viết: “Giấy phép kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh”.

Giấy phép kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh 2024

Giấy phép kinh doanh là giấy phép được cấp cho cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh khi đáp ứng được những điều kiện đăng ký theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khi thành lập doanh nghiệp và để doanh nghiệp đó đi vào hoạt động một cách hợp pháp thì cần phải thực hiện nhiều thủ tục để có các tài liệu chứng nhận cho doanh nghiệp như chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…

Vậy giấy phép kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp mới phải thực hiện như thế nào sẽ được Luật Hoàng Phi giải đáp trong nội dung bài viết này.

Mục lục

    Giấy phép kinh doanh là gì?

    Giấy phép kinh doanh là giấy phép được cấp cho cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh khi đáp ứng được những điều kiện đăng ký theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh sẽ có những lợi ích nhất định như sau:

    – Các hoạt động của doanh nghiệp khi có giấy phép kinh doanh tức là được nhà nước cho phép hoạt động và bảo vệ. Đây là bước cần thiết mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần làm để thuận tiện cho công việc kinh doanh.

    – Giấy phép kinh doanh thường dùng cho những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật có quy định điều kiện. Bên cạnh đó, các hoạt động như vận tải quốc tế, mua bán xuất khẩu hàng hóa… để xuất hóa đơn đỏ thì cần có giấy phép kinh doanh.

    – Giấy phép kinh doanh cũng thể hiện tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, khẳng định được doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, đáp ứng được các điều kiện hoạt động kinh doanh tối thiểu theo quy định cũng như khẳng định quy mô doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng với khách hàng.

    – Giấy phép kinh doanh thể hiện rõ ràng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hợp pháp, như vậy việc giao dịch, kinh doanh, các hoạt động khác của doanh nghiệp sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn.

    – Bên cạnh tạo được sự tin tưởng cho khách hàng từ giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp còn tạo được sự tin tưởng đối với các doanh nghiệp lớn. Từ đó, mở rộng cơ hội phát triển, mở rộng thị trường, thúc đẩy hợp tác, thu hút đầu tư…

    – Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh sẽ nhận được các ưu đãi từ nhà nước như hỗ trợ vay vốn, trừ thuế, hỗ trợ và bảo vệ bằng pháp luật…

    – Doanh nghiệp sẽ thuận tiện trong hoạt động kinh doanh khi được cấp giấy phép, như vậy sẽ có nhiều thời gian trong công cuộc xây dựng và phát triển. Phát triển hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, giữ vững vị thế trên thị trường.

    Điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh

    Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

    – Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

    – Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp 2020;

    – Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

    – Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

    Đặc điểm giấy phép kinh doanh?

    Sau khi đã nắm rõ giấy phép kinh doanh và những lợi ích mà giấy phép kinh doanh mang lại thì doanh nghiệp có thể thấy sự quan trọng của loại giấy phép này. Và dưới đây sẽ là những đặc điểm của giấy phép kinh doanh:

    – Là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.

    – Giấy phép kinh doanh là điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động ngành nghề kinh doanh trong đó bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được hoạt động một cách hợp pháp.

    – Là chứng nhận của cơ quan nhà nước về việc doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề nhất định, là cơ sở để cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát được hoạt động kinh doanh của các ngành nghề có điều kiện kiểm soát nghĩa vụ thuế.

    Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?

    Doanh nghiệp sẽ tiến hành xin cấp giấy phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ – Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

    Ngoài ra, đối với xin cấp giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh thì chủ thể đăng ký sẽ nộp hồ sơ tại phòng chuyên môn của UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    Nội dung trên sẽ giúp quý vị hiểu rõ các vấn đề trong giấy phép kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh là một thủ tục hành chính, doanh nghiệp sẽ phải soạn thảo hồ sơ và thực hiện theo quy trình xin cấp phép theo quy định của pháp luật.

    Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh như thế nào?

    Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ phụ thuộc trực tiếp vào loại hình doanh nghiệp. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp sẽ liên quan trực tiếp đến thành phần hồ sơ xin cấp phép cũng như phương thức hoạt động và định hướng hoạt động của doanh nghiệp.

    Hiện nay, pháp luật Việt Nam có quy định về các loại hình doanh nghiệp với những đặc điểm khác nhau:

    – Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.

    – Công ty cổ phần.

    – Công ty hợp danh.

    – Doanh nghiệp tư nhân.

    Để hiểu hơn về định nghĩa, hình thức hoạt động, phạm vi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp này thì quý vị có thể tham khảo trực tiếp các quy định tại Luật Doanh nghiệp cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan.

    Mặc dù loại hình doanh nghiệp khác nhau nhưng quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh sẽ giống nhau. Cụ thể thủ tục cấp giấy phép kinh doanh sẽ theo quy trình như sau:

    Bước 1: Lựa chọn hình thức cho doanh nghiệp

    Hình thức doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành lập, hoạt động và quá trình phát triển xuyên suốt của doanh nghiệp. Vì thế, lựa chọn hình thức doanh nghiệp sẽ rất quan trọng và cần được xem xét một cách kỹ lưỡng.

    Bước 2: Đặt tên và xác định trụ sở cho doanh nghiệp

    Tên doanh nghiệp phải không trùng, không tương tự hay gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác.

    Địa chỉ trụ sở công ty phải rõ ràng, không là tòa nhà có chức năng để ở trừ trường hợp là tầng trệt hoặc tòa nhà mục đích thương mại.

    Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh

    Tùy từng loại hình doanh nghiệp, chủ thể sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ với những thành phần khác nhau theo quy định trong Luật Doanh nghiệp và Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

    Bước 4: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết thủ tục và nhận kết quả.

    Hồ sơ được lập thành 01 bộ và nộp tại phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, chủ thể đăng ký cần phải theo dõi để chỉnh sửa bổ sung hồ sơ khi có yêu cầu.

    Sau khoảng 3 – 5 ngày làm việc từ khi đủ hồ sơ hợp lệ, chủ thể sẽ được cấp giấy phép kinh doanh.

    Lưu ý:

    Trên đây là thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay, tuy nhiên với một số lĩnh vực đăng ký, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh có nhiều điểm khác biệt so với thủ tục chung nên Quý vị cần tham khảo kỹ quy định pháp luật chuyên ngành.

    Tra cứu giấy phép kinh doanh

    Tra cứu thông tin giấy phép kinh doanh sẽ giúp người tìm kiếm biết được các thông tin của doanh nghiệp như: tên doanh nghiệp, tên viết tắt và tên viết bằng tiếng nước ngoài; tình trạnh hoạt động của doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp; ngày thành lập doanh nghiệp; tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; tên ngành nghề kinh doanh.

    Quý vị có thể tra cứu giấy phép kinh doanh theo các bước:

    Bước 1: Truy cập website: http://dangkykinhdoanh.gov.vn (trang chính thức của Cổng thông tin Quốc gia)

    Bước 2: Nhập một trong các thông tin như mã số thuế, mã số doanh nghiệp ở ô tìm kiếm trên màn hình và bấm vào biểu tượng “Tìm kiếm”

    Bước 3: Màn hình sẽ hiển thị kết quả tìm kiếm bao gồm các thông tin như đã nêu ở trên.

    Trên đây là nội dung về giấy phép kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh. Quý độc giả nếu còn những thắc mắc liên quan đến thủ tục này có thể liên hệ số Hotline 0981.378.999 của Luật Hoàng Phi để được giải đáp.

    >>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Kinh doanh là gì?

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *