Giáo viên THCS hạng I cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? Xếp lương thế nào?

Giáo viên THCS hạng I cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? Xếp lương thế nào?

Giáo viên trung học cơ sở (THCS) phải đáp ứng các tiêu chuẩn riêng đối với từng hạng chức danh. Bài viết này tổng hợp quy định về tiêu chuẩn, xếp lương, nhiệm vụ của giáo viên THCS hạng I theo quy định của Bộ Giáo dục.
Mục lục bài viết[Ẩn]
  • 1. Giáo viên THCS hạng I cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
  • 1.1. Tiêu chuẩn trình độ đào tạo giáo viên THCS hạng I
  • 1.2. Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ giáo viên THCS hạng I
  • 1.3. Tiêu chuẩn đạo đức giáo viên THCS hạng I
  • 2. Xếp lương giáo viên THCS hạng I
  • 3. Nhiệm vụ của giáo viên THCS hạng I
Mục lục

    1. Giáo viên THCS hạng I cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?

    Tiêu chuẩn giáo viên THCS hạng I – Mã số V.07.04.30 được quy định tại Điều 2a, Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT như sau.

    1.1. Tiêu chuẩn trình độ đào tạo giáo viên THCS hạng I

    – Có bằng cử nhân trở lên thuộc các ngành đào tạo giáo viên THCS.

    Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân ngành phù hợp và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo viên THCS theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành.

    – Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS.

    Giáo viên THCS hạng I phải có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên
    Giáo viên THCS hạng I phải có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên (Ảnh minh họa)

    1.2. Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ giáo viên THCS hạng I

    – Tích cực, chủ động thực hiện và hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục THCS vào nhiệm vụ được giao;

    –  Có khả năng thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương; hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng bài học theo chủ đề liên môn;

    – Có khả năng thực hiện và hỗ trợ đồng nghiệp vận dụng phương pháp, công nghệ dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh phù hợp với thực tế của nhà trường và địa phương;

    – Vận dụng và hướng dẫn đồng nghiệp sử dụng các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

    – Vận dụng và hỗ trợ đồng nghiệp triển khai có hiệu quả các biện pháp tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh, cách lồng ghép trong dạy học và giáo dục;

    – Có khả năng đề xuất các biện pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong dạy học, giáo dục học sinh;

    – Có khả năng hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;

    – Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu việc làm;

    – Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp Bộ/ban/ngành/tỉnh trở lên; hoặc bằng khen từ cấp tỉnh trở lên; hoặc đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi từ cấp huyện trở lên;

    – Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I (mã số V.07.04.30) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II (mã số V.07.04.31) hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

    1.3. Tiêu chuẩn đạo đức giáo viên THCS hạng I

    – Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục THCS.

    – Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.

    – Thương yêu, đối xử công bằng, tôn trọng học sinh; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

    – Thực hiện nghiêm trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục về đạo đức nhà giáo.”

    Giáo viên THCS hạng I phải có thành tích thi đua
    Giáo viên THCS hạng I phải có thành tích thi đua từ cấp huyện (Ảnh minh họa)

    2. Xếp lương giáo viên THCS hạng I

    Điểm c khoản 1 Điều 8 Thông tư 03 quy định, giáo viên THCS hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 – 6,78.

    Tính theo mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP, bảng lương giáo viên THCS hạng I cụ thể như sau:

    Đơn vị tính lương: triệu đồng/tháng

    Nhóm ngạch

    Bậc 1

    Bậc 2

    Bậc 3

    Bậc 4

    Bậc 5

    Bậc 6

    Bậc 7

    Bậc 8

    Hệ số 

    4,40

    4,74

    5,08

    5,42

    5,76

    6,10

    6,44

    6,78

    Lương

    6,556

    7,063

    7,569

    8,076

    8,582

    9,089

    9,596

    10,102

    3. Nhiệm vụ của giáo viên THCS hạng I

    Nhiệm vụ của giáo viên THCS hạng I quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 03 như sau:

    – Thực hiện nhiệm vụ của giáo viên THCS hạng II;

    – Tham gia biên soạn/thẩm định/lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương hoặc các tài liệu dạy học khác và tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên;

    – Làm báo cáo viên, chia sẻ kinh nghiệm/dạy minh họa ở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên từ cấp huyện trở lên hoặc tham gia dạy học trên truyền hình;

    – Chủ trì triển khai, hướng dẫn đồng nghiệp triển khai chủ trương, nội dung đổi mới của ngành;

    – Tham gia kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp huyện trở lên; tham gia đánh giá/hướng dẫn nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp huyện trở lên;

    – Tham gia ban tổ chức/ban giám khảo/ban ra đề trong các hội thi (của giáo viên/học sinh) từ cấp huyện trở lên (nếu có).

    Trên đây là các quy định về tiêu chuẩn, xếp lương và nhiệm vụ của giáo viên THCS hạng I. Nếu có thắc mắc, bạn đọc gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được giải đáp.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *