Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ? Quý độc giả hãy tham khảo ngay bài viết để có thêm thông tin.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ? Quý độc giả hãy tham khảo ngay bài viết để có thêm thông tin.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không còn đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ còn cách xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.

Bên cạnh các doanh nghiệp lớn đóng góp vào nền kinh tế quốc dân của nước nhà thì Việt Nam là đất nước đang phát triển nên đại đa số các doanh nghiệp vẫn ở mức vừa và nhỏ.

Theo thống kê hiện nay nước ta có đến khoảng trên 93% trong tổng số doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ra sao là một trong số câu hỏi được đông đảo bạn đọc quan tâm tìm hiểu.

>>>>> Tham khảo: Doanh nghiệp là gì?

Mục lục

    Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

    Có thể thấy việc đưa ra giải thích về doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? ở mỗi nước trên thế giới có sự khác nhau. Thông thường việc giải thích dựa trên nội về phân loại quy mô doanh nghiệp khác nhau ở mỗi nước cũng như do các tiêu chí về trình độ phát triển kinh tế – xã hội nên có những quy định sao cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn của mỗi nước là khác nhau cũng như theo từng nhóm ngành nghề khác nhau thì chỉ tiêu độ lớn của sự phân loại doanh nghiệp cũng khác nhau.

    – Theo tiêu chí của nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ.

    – Tại Việt Nam:

    + Theo quy định tại điều 3 Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23-11-2001 của Chính Phủ đưa ra khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ được định nghĩa như sau

    “ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.

    Căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên”.

    + Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP thì:

    Điều 3. Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa

    1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

    Quy mô

     

     

    Khu vực

    Doanh nghiệp siêu nhỏ

    Doanh nghiệp nhỏ

    Doanh nghiệp vừa

    Số lao động

    Tổng nguồn vốn

    Số lao động

    Tổng nguồn vốn

    Số lao động

    I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

    10 người trở xuống20 tỷ đồng trở xuốngtừ trên 10 người đến 200 ngườitừ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồngtừ trên 200 người đến 300 người

    II. Công nghiệp và xây dựng

    10 người trở xuống20 tỷ đồng trở xuốngtừ trên 10 người đến 200 ngườitừ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồngtừ trên 200 người đến 300 người

    III. Thương mại và dịch vụ

    10 người trở xuống10 tỷ đồng trở xuốngtừ trên 10 người đến 50 ngườitừ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồngtừ trên 50 người đến 100 người

    2. Tùy theo tính chất, mục tiêu của từng chính sách, chương trình trợ giúp mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên cho phù hợp.

    3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan điều tra, tổng hợp và công bố số liệu thống kê về doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm theo định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Nghị định này.”

    Lưu ý: Cả Nghị định 90/2001/NĐ-CP và Nghị định số 56/2009/NĐ-CP đều đã hết hiệu lực thi hành nên các định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ trên đây chỉ có giá trị tham khảo. Hiện này, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không còn đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ còn cách xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.

    Để có thêm các thông tin về Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ? Mời Quý độc giả tiếp tục theo dõi các nội dung chia sẻ tiếp theo của chúng tôi.

    Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ?

    Các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò quan trọng như thế nào trong nền kinh tế nước ta. Có thể thấy hiện ở nước ta có khoảng trên 93% trong tổng số doanh nghiệp hiện có là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó là 80% các doanh nghiệp nhà nước thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khu vực kinh tế tư nhân doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng 97% xét về vốn và 99% xét về lao động so với tổng số doanh nghiệp của cả nước.

    Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp hiện tại. Có thể thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ sự đóng góp vào  tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể cho người dân khắp vùng miền trên cả nước, tạo công ăn việc làm và thu nhập nuôi sống bản thân gia đình và xã hội.

    Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn giữ vai trò ổn định nền kinh tế, với một số lượng rất lớn nên việc kinh tế được đảm bảo ổn định. Việc biến động hay khi có nhu cầu điều chỉnh và thay đổi phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế dễ dàng, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế nước nhà.

    Doanh nghiệp vừa và nhỏ là trụ cột của kinh tế địa phương. Thông thường các doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước còn doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng gần 1/2 lực lượng sản xuất lao động phi nông nghiệp (49%) trong cả nước, và tại một số vùng nó đã sử dụng tuyệt đại đa số lực lượng sản xuất lao động phi nông nghiệp. Ngoài nguồn lao động, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn sử dụng nguồn tài chính của dân cư trong vùng, nguồn nguyên liệu trong vùng để hoạt động sản xuất kinh doanh.

    Ngoài ra doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp to lớn, quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm trong cả nước, đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.

    Với vai trò và vị thế quan trọng trong nền kinh tế nước nhà thì cần có Cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏtránh nhầm lẫn với doanh nghiệp lớn. Chúng ta cùng đi tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết.

    Cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ?

    Ngày 11 tháng 03 năm 2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó Cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định rất cụ thể và chi tiết tại Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    Điều 6. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

    Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

    1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

    Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

    2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

    Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

    Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này”.

    Như vậy cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa. Cụ thể chúng tôi xin đưa ra cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo bảng tóm tắt sau:

    Quy mô

    Doanh nghiệp siêu nhỏ

    Doanh nghiệp nhỏ

    Doanh nghiệp vừa

    Lĩnh vựcSố lao động tham gia BHXH (bình quân năm)Tổng doanh thu/Tổng nguồn vốnSố lao động tham gia BHXH (bình quân năm)Tổng doanh thu/Tổng nguồn vốnSố lao động tham gia BHXH (bình quân năm)Tổng doanh thu/Tổng nguồn vốn
    Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sảnkhông quá 10 người

     

    Tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

     

    không quá 100 người

     

    Tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồngkhông quá 200 người

     

    Tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng
     Công nghiệp, xây dựngkhông quá 10 người

     

    Tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

     

    không quá 100 người

     

    Tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồngkhông quá 200 người

     

    Tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng
    Thương mại, dịch vụkhông quá 10 người

     

    Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồngkhông quá 50 ngườitổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồngkhông quá 100 người

     

    Tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng

     

    Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *