Điều Kiện Góp Vốn Thành Lập Công Ty Cổ Phần

Các điều kiện góp vốn thành lập công ty cổ phần được quy định rất rõ ràng, chi tiết trong các văn bản pháp luật. Nhưng vì một vài lý do như: không có thời

Các điều kiện góp vốn thành lập công ty cổ phần được quy định rất rõ ràng, chi tiết trong các văn bản pháp luật. Nhưng vì một vài lý do như: không có thời

Điều Kiện Góp Vốn Thành Lập Công Ty Cổ Phần

Không phải ai cũng có quyền góp vốn để thành lập công ty cổ phần. Ngay cả khi có quyền góp vốn thì cổ đông cũng cần đảm bảo một số điều kiện nhất định. Bài viết này, Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các điều kiện góp vốn thành lập công ty cổ phần.

Điều kiện góp vốn thành lập công ty cổ phần là gì? Những ai có quyền góp vốn thành lập công ty cổ phần? Tài sản nào được sử dụng để góp vốn vào công ty cổ phần? là một trong số ít câu hỏi mà các cá nhân, tổ chức thường đặt ra khi tìm hiểu về việc góp vốn thành lập công ty. Đặc biệt, trong đó câu hỏi điều kiện thành lập công ty cổ phần là gì được mọi người quan tâm nhiều nhất. Quý bạn đọc, quý khách hàng hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong các nội dung dưới đây.

Mục lục

    Ai có quyền góp vốn thành lập công ty cổ phần?

    Theo quy định tại Điều 110 Luật Doanh nghiệp thì những chủ thể sau đây có quyền góp vốn thành lập công ty cổ phần bao gồm: tổ chức và cá nhân. Số lượng tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

    Đây được đánh giá là một trong những ưu điểm nổi trội của hình thức công ty cổ phần. Nhờ đó, doanh nghiệp dễ dàng kêu gọi vốn và phát triển vững mạnh hơn.

    Những đối tượng sau đây không đáp ứng điều kiện góp vốn thành lập công ty cổ phần:

    – Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức

    – Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

    – Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    điều kiện góp vốn thành lập công ty cổ phần

    điều kiện góp vốn thành lập công ty cổ phần

    Một số đối tượng khác bao gồm:

    –  Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

    – Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án không được thực hiện thủ tục thành lập công ty; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

    – Các trường hợp khác theo quy định tại Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014.

    Như vậy, không phải chủ thể nào cũng đủ điều kiện góp vốn thành lập công ty cổ phần.

    Tài sản nào được đưa vào góp vốn?

    Theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp thì tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật hoặc các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

    Lưu ý: Sau khi thống nhất và thỏa thuận xong về tài sản góp vốn, các cổ đông tiến hành định giá theo nguyên tắc nhất trí/thuê đơn vị định giá chuyên nghiệp và làm các thủ tục chuyển giao tài sản góp vốn/chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu không phải là các tài sản nêu trên thì sẽ không đủ điều kiện góp vốn thành lập công ty cổ phần.

    Không đủ điều kiện góp vốn thành lập công ty cổ phần cần làm gì?

    Chúng tôi hiểu rằng, có những trường hợp:

    – Nhiều chủ thể có tài sản, có nhu cầu muốn thành lập công ty nhưng lại không thuộc trường hợp được thành lập và quản lý công ty;

    – Chủ thể có tài sản bao gồm cả những tài sản không thể góp vốn vậy làm thế nào để có thể vẫn sở hữu được cổ phần của công ty?

    Khi rơi vào những tình huống này mà khách hàng vẫn muốn thành lập công ty cổ phần, vẫn muốn việc góp vốn diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, hãy liên hệ với Đại Lý Thuế Gia Lộc. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng:

    – Lựa chọn ra phương án tối ưu để khách hàng vẫn có thể tham gia vào công ty và hưởng lợi nhuận phát sinh từ công ty dù không thuộc đối tượng được quản lý, thành lập công ty;

    – Tư vấn điều kiện góp vốn thành lập công ty cổ phần, cách lựa chọn tài sản góp vốn để khách hàng đảm bảo được lợi ích cao nhất;

    – Tư vấn thời hạn thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua và hệ quả pháp lý nếu như không thanh toán đủ để quý khách hàng nắm rõ;

    – Làm trọn gói các thủ tục thành lập công ty, thay đổi vốn trong công ty, thay đổi cổ đông của công ty;

    – Các dịch vụ doanh nghiệp khác: giải thể, phá sản, mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh…cho công ty cổ phần.

    điều kiện góp vốn thành lập công ty cổ phần

    Liên hệ yêu cầu tư vấn, báo giá, cung cấp dịch vụ Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Tại Đại Lý Thuế Gia Lộc, quyền lợi của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về điều kiện góp vốn thành lập công ty cổ phần, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ sớm nhất có thể:

    – Hotline yêu cầu dịch vụ: 0981.393.686 – 0981.393.868

    – Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

    – Tổng đài tư vấn hồ sơ, thủ tục, quy trình miễn phí: 1900 6557

    – Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

    – Email: [email protected]

    Tham khảo thêm:

    Chi phí thành lập công ty

    Thành lập công ty TNHH

     

    Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Doanh nghiệp

    • Dự án Doanh nghiệpDự án Doanh nghiệp
    • Dịch vụ Doanh nghiệpDịch vụ Doanh nghiệp
    • Hồ sơ năng lực Đại Lý Thuế Gia LộcHồ sơ năng lực Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *