Điều kiện bảo hộ giống cây trồng
Bài viết “Điều kiện bảo hộ giống cây trồng” được Thuế Gia Lộc chia sẽ lại cho cộng đồng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ với trực tiếp số điện trong bài viết nha. Rất mong nhận sự ủng hộ dịch vụ của quý khách thông qua website này.
Khách hàng quan tâm đến Điều kiện bảo hộ giống cây trồng vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ.
Số hotline dành cho doanh nghiệp / cửa hàng kinh doanh tại Việt Nam:
- Dịch vụ kế toán, hóa đơn điện tử, chữ ký số 0938.123.657 Ms Lan
- Thủ tục hành chính giấy phép kinh doanh: 0906.657.659 Mr Vương
- Thiết kế web giá rẻ, clone web theo yêu cầu: 039.365.1247 Anh Thịnh Bạn của Mark Zuckerberg
- Marketing online và Ads: 08.5759.8368 Ms Ngọc Hương – Guest post miễn phí [email protected]
- Bán hàng online trên sàn Hùng Vương Plaza https://hungvuongplaza.com ( 100% vốn việt nam, không lệ phí sàn, tự giao hàng… Hùng Vương plaza hỗ trợ marketing, quảng bá thông qua hợp đồng với khách hàng)
- Danh bạ doanh nghiệp: https://chukysoca.com/info
Điều kiện bảo hộ giống cây trồng
Giống cây trồng không mất tính mới trong trường hợp trước ngày nộp đơn một năm, chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền tiến hành chuyển giao vật liệu nhân của giống cây trồng đăng ký bảo hộ để khảo nghiệm, sản xuất thử tại Việt Nam nhằm mục đích công nhận giống cây trồng đó theo quy định.
Giống cây trồng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu theo quy định của Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 của Việt Nam. Vậy pháp luật Việt Nam quy định về Điều kiện bảo hộ giống cây trồngnhư thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết.
Điều kiện của giống cây trồng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ là?
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sử đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 quy định về quyền đối với giống cây trồng tại Phần thứ Tư từ Điều 157 đến Điều 197. Phần thứ Tư Luật Sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (Điều 157 đến Điều 163); Xác lập quyền đối với giống cây trồng (Điều 164 đến Điều 173); Đơn và thủ tục xử lý đơn đăng ký bảo hộ (Điều 174 đến 184); Nội dung quyền đối với giống cây trồng (Điều 185 đến 189); Giới hạn quyền đối với giống cây trồng (Điều 190 đến 191); Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng (Điều 192 đến Điều 197 Luật Sở hữu trí tuệ).
Căn cứ vào các quy định về quyền đối với giống cây trồng trong Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019), nhận thấy đây là một chế định lớn quy định về quyền đối với giống cây trồng ở Việt Nam và tập trung vào những điều kiện của giống cây trồng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ:
1) Giống cây trồng đó phải thuộc các chi, loài cây trồng trong danh mục được bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố; TIN
2) Giống cây trồng mới phải có tính khác biệt: Là giống cây trồng mang một hay nhiều đặc tính chủ yếu, khác biệt rõ ràng với các giống cây trồng đã được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ; B 3) Giống cây trồng mới phải có tính đồng nhất: Tất cả các giống cây của giống đó đều có biểu hiện như nhau về đặc tính chủ yếu (ngoại trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số đặc tính cụ thể trong quá trình nhân giống);
4) Giống cây trồng mới phải có tính mới về mặt thương mại: Tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ của cá nhân hoặc tổ chức chọn tạo giống mà vật liệu nhân (là cây hoàn chỉnh hoặc các bộ phận của cây như: hạt, cây giống, cành chiết, mắt ghép, mô, tế bào, củ mầm, đoạn thân được sử dụng để sản xuất ra các loại cây trồng mới) hoặc sản phẩm thu hoạch giống cây trồng đó chưa được người có quyền nộp đơn hoặc người được ủy quyền hợp pháp bán hoặc phân phối với mục đích kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn là một năm; ngoài lãnh thổ Việt Nam là 6 năm đối với các cây thân gỗ và thân leo, 4 năm đối với các nhóm thân khác;
Giống cây trồng mới phải có tên gọi phù hợp, phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến một cách rộng rãi trong cùng loài. Tên giống cây trồng mới sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản sẽ là tên chính thức, kể cả sau khi hết hạn bảo hộ, không ai được sử dụng.
5) Những điều kiện bắt buộc cần phải có của giống cây trồng mới được bảo hộ theo quy định của Hiệp hội quốc tế bảo vệ giống cây trồng mới (UPOV) quy định cũng gồm 5 điều kiện:
a) Tính khác biệt (Dictinctness) là giống mới tạo thành phải phân biệt được với các giống đã được biết và phổ biến ít nhất là một tính trạng đặc trưng;
b) Tính đồng nhất (Unformity), các cây thuộc cùng giống đó cơ bản là đồng nhất về tính trạng đặc trưng, ngoại từ sự biến dị có thể xảy ra;
c) Tính ổn định (Stability), các tính đặc trưng không thay đổi qua các thế hệ hoặc mỗi chu kỳ nhân giống;
d) Tính mới về thương mại (Commercial Novelty) là giống mới chưa được bán với sự đồng ý của tác giả trước thời điểm nộp đơn khoảng thời gian nhất định;
e) Tên gọi thích hợp (Appropriate Denomination), tên gọi của giống mới không được trùng lặp với tên gọi của một giống khác thuộc cùng một loài cây.
Năm điều kiện trên được quy định bắt buộc đối với các nước thành viên của Công ước UPOV và các điều kiện loại trừ khác. Những quy định trong Hiệp định TRIPS còn cho phép 3 sự lựa chọn trong việc bảo hộ giống cây trồng mới: Bảo hộ bằng patent; bảo hộ bằng hệ thống riêng hữu hiệu và bảo hộ bằng hình thức kết hợp giữa bảo hộ bằng patent và bảo hộ bằng hệ thống riêng hữu hiệu. Cho đến thời điểm hiện nay, việc bảo hộ giống cây trồng mới là sáng chế hay không bảo hộ nó ở mức độ sáng chế thì còn nhiều quan điểm khác nhau giữa các nước trên thế giới (vấn đề này đã được tác giả phân tích làm rõ tại Phần “Sở hữu trí tuệ” được quy định trong một số trường phái luật học chủ yếu trên thế giới).
Các kiểu đặt tên cho giống cây trồng mới không được bảo hộ gồm?
Bên cạnh việc pháp luật có quy định các điều kiện giống cây trồng mới được bảo hộ tại Việt Nam là những quy định về các kiểu đặt tên cho giống cây trồng mới không được bảo hộ:
– Đặt tên cho giống cây trồng mới chỉ bao gồm bằng các chữ số. Quy định này nên hiểu rằng trong trường hợp giống cây trồng được đặt tên phù hợp, có thể dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác và có kèm theo chữ số thì được pháp luật bảo hộ.
– Đặt tên cho giống cây trồng mới mà vi phạm đạo đức xã hội. Tên của giống cây trồng đó không phù hợp và không được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản vì tên gọi đó phá vỡ truyền thống văn hóa của dân tộc, trái với quan niệm truyền thống trong nhân dân về cách đặt tên cho vật nuôi, cây trồng hoặc tên gọi đó xúc phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, tổ chức hoặc tên gọi đó không ăn nhập gì với giống mới đó hoặc mọi người cho rằng tên gọi đó không phù hợp với văn hóa tốt đẹp vốn có của dân tộc…
– Tên gọi cho giống mới đó dễ gây hiểu nhầm đối với các đặc trưng, đặc tính của giống hoặc lại lịch của tác giả.
– Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ đang được bảo hộ cho sản phẩm; trùng hoặc tương tự với sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó.
+ Tác giả giống cây trồng mới là cá nhân hoặc nhóm người đã sử dụng nguồn gen cây trồng để chọn tạo hoặc cải tạo các cây hoang dại để tạo ra giống cây trồng mới. Tác giả là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài thuộc các nước cùng Việt Nam ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới được bảo hộ tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Cũng như các chủ thể sáng tạo khác, tác giả của giống cây trồng mới cũng là chủ thể sáng tạo, do vậy pháp luật không quy định độ tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn mà chỉ phụ thuộc vào tác giả đã sử dụng nguồn gen cây trồng để chọn tạo hoặc cải tạo các cây trồng hoang dại để tạo ra giống cây trồng mới.
– Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới là tổ chức, cá nhân được cấp bằng bảo hộ được chuyển nhượng, thừa kế Bằng bảo hộ có quyền sở hữu hợp pháp giống cây trồng mới. Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới bao gồm những người hoặc là cá nhân hoặc là tổ chức.
Chủ Bằng bảo hộ là cá nhân (là tác giả) chọn tạo giống cây trồng mới bằng công sức và nguồn tài chính của mình thì cá nhân đó có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ, cá nhân là chủ sở hữu Bằng bảo hộ được cấp. Sự độc lập của cá nhân trong việc chọn giống để tạo ra giống cây trồng mới mà không phụ thuộc vào mối quan hệ hành chính hoặc không phụ thuộc vào nguồn tài chính của chủ thể khác trong việc chọn giống để tạo ra giống cây trồng mới thì cá nhân này vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng mới khi cá nhân này được cấp bằng bảo hộ.
– Chủ Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng mới là người được thừa kế hợp pháp quyền của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới (hoặc theo di chúc hoặc theo pháp luật) trong thời hạn Bằng bảo hộ vẫn còn hiệu lực pháp luật;
– Tổ chức chọn tạo giống cây trồng mới bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc bằng nguồn vốn tự có thì tổ chức đó là chủ sở hữu Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng mới được bảo hộ;
– Tổ chức giao nhiệm vụ cho cá nhân (tác giả giống) thực hiện nhiệm vụ chọn tạo giống cây trồng mới thì tổ chức đó là chủ sở hữu Bằng bảo hộ của giống cây trồng mới do cá nhân phụ thuộc vào tổ chức tạo ra.
Chủ sở hữu Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng mới còn là những người được xác định trong các quan hệ sau đây:
– Giống cây trồng mới được chọn tạo ra theo hợp đồng hợp tác giữa các bên thì bên thuê người tạo giống cây trồng mới có quyền nộp đơn xin cấp Bằng bảo hộ và khi Bằng bảo hộ được cấp thì bên này là chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng mới nếu các bên tham gia hợp đồng hợp tác không có thỏa thuận bên nào có quyền nộp đơn.
Trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Bằng bảo hộ liên quan đến cùng một giống cây trồng mới thì tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trước được chấp nhận xem xét cấp Bằng bảo hộ và người được Bằng bảo hộ trong trường hợp này là chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
Việc xác định chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới cũng tuân theo nguyên tắc quyền ưu tiên bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp cho chủ thuể có đơn yêu cầu bảo hộ được nộp trước. Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân đầu tiên chọn ra giống cây trồng mới thì cơ quan có thẩm quyền từ chối chấp nhận các đơn. Trong trường hợp như vậy, pháp luật cho phép các tổ chức, cá nhân nói trên có thể thỏa thuận để cùng đứng tên nộp một đơn duy nhất và được đồng chủ sở hữu khi Bằng bảo hộ được cấp. Bản sao hồ sơ lần nộp đầu tiên, các mẫu vật, bằng chứng để chứng minh phải có sự xác nhận của cơ quan tiếp nhận hồ sơ lần đầu. Đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn hợp lệ lần đầu.
Trình tự thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng
Theo quy định của Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ, Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng. Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019), quy định:
– Trách nhiệm quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng trình tự thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng; quyền và nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng; chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ; đại diện quyền đối với giống cây trồng:
1. Chủ đơn là tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật Sở hữu trí tuệ. Chủ thể nộp đơn gồm: Người nộp đơn là chủ đơn hoặc người đại diện hợp pháp của chủ đơn; Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng là tổ chức, cá nhân được cấp bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng; Tác giả giống cây trồng là người trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới; trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới thì họ là đồng tác giả; Cơ quan bảo hộ giống cây trồng là Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nước có ký với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là quốc gia thành viên của Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV) hoặc quốc gia có ký thỏa thuận song phương với Việt Nam về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
2. Đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng ngân sách nhà nước
a) Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển toàn bộ bằng ngân sách nhà nước thì tổ chức trực tiếp chon tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng đó được Nhà nước giao quyền chủ sở hữu; là chủ đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng và được thực hiện quyền của chủ bằng bảo hộ quy định tại Điều 186 Luật Sở hữu trí tuệ.
b) Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần từ ngân sách nhà nước thì tổ chức được Nhà nước giao sử dụng vốn trực tiếp tham gia chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng đó được giao quyền chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước và thực hiện quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ tương ứng với tỷ lệ góp vốn của Nhà nước.
3. Thẩm định tên giống cây trồng
Cơ quan bảo hộ giống cây trồng thẩm định sự phù hợp của tên giống cây trồng được đề xuất so với tên của các giống cây trồng cùng loài hoặc loài gần với loài của giống cây trồng đó đã được thừa nhận ở Việt Nam hoặc bất kỳ quốc gia nào có ký với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Trường hợp tên giống cây trồng đăng ký bảo hộ không phù hợp theo quy định, cơ quan bảo hộ giống cây trồng thông báo cho người nộp đơn thay đổi tên giống cây trồng theo quy định. Trong thời hạn ba mười (30) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan bảo hộ giống cây trồng, người nộp đơn phải đề xuất tên gọi mới của giống cây trồng phù hợp theo quy định. Quá thời hạn trên, người nộp đơn không đề xuất tên gọi mới phù hợp, cơ quan bảo hộ giống cây trồng có quyền từ chối đơn.
Trường hợp người nộp đơn muốn thay đổi tên giống cây trồng, trong thời gian từ khi nộp đơn đến trước khi cấp bằng bảo hộ, người nộp đơn phải đề nghị đổi tên giống đồng thời để xuất tên mới cho giống cây trồng đã đăng ký và nộp lệ phí theo quy định. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng có trách nhiệm thông báo mọi thông tin liên quan đến tên giống cây trồng tới cơ quan có thẩm quyền của quốc gia có ký thỏa thuận với Việt Nam về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
Tên chính thức của giống cây trồng là tên được thừa nhận tại thời điểm ban hành quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.
– Tính mới của giống cây trồng được thẩm định theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP:
– Thẩm định các thông tin trong tờ khai đăng ký bảo hộ;
– Xử lý các ý kiến phản hồi, khiếu nại (nếu có) về tính mới của giống cây trồng đăng ký bảo hộ sau khi đơn được công bố.
Giống cây trồng không mất tính mới trong trường hợp trước ngày nộp đơn một năm, chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền tiến hành chuyển giao vật liệu nhân của giống cây trồng đăng ký bảo hộ để khảo nghiệm, sản xuất thử tại Việt Nam nhằm mục đích công nhận giống cây trồng đó theo quy định.
Trong vòng ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng của bất kỳ bên thứ ba nào, cơ quan bảo hộ giống cây trồng phải hoàn thành việc xác minh thông tin nêu trong đơn yêu cầu và thông báo cho chủ bằng bảo hộ giống cây trồng. Yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng phải được thể hiện bằng văn bản kèm theo chứng cứ chứng minh giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng bảo hộ và nộp phí khảo nghiệm lại (trường hợp quy định tại điểm c, khoản 1 Điều này);
Sau ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cơ quan bảo hộ giống cây trồng về ý kiến phản hồi quy định tại điểm a, khoản 1 điều này mà chủ bằng bảo hộ giống cây trồng không có đơn phản đối thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng. Thời điểm đình chỉ có hiệu lực tính từ ngày ký quyết định đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ và được công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng;
Trường hợp chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có đơn phản đối thì cơ quan bảo hộ giống cây trồng yêu cầu chủ bằng bảo hộ thực hiện các thủ tục khảo nghiệm lại như quy định tại khoản 4 Điều 15 của Nghị định số 88/2010/NĐ-CP. Nếu kết quả khảo nghiệm lại do cơ quan khảo nghiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 của Nghị định này thực hiện cho thấy giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng thì cơ quan bảo hộ giống cây trồng làm thủ tục đình chỉ như quy định tại điểm b khoản này và trả lại phí khảo nghiệm lại cho người yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ. Giống cây trồng được bảo hộ được quản lý vào Sổ đăng ký quốc gia.
Tìm hiểu thêm về Luật Gia Lộc
Liên hệ tư vấn
Chuyên viên Trần Vương 0906.657.659
Email [email protected]
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Luật Hoàng Phi