Dạy thêm có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi xx có những chia sẻ giúp giải đáp thắc mắc: Dạy thêm có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Bài viết “Dạy thêm có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?” được Thuế Gia Lộc chia sẽ lại cho cộng đồng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ với trực tiếp số điện trong bài viết nha. Rất mong nhận sự ủng hộ dịch vụ của quý khách thông qua website này.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi xx có những chia sẻ giúp giải đáp thắc mắc: Dạy thêm có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Số hotline dành cho doanh nghiệp / cửa hàng kinh doanh tại Việt Nam:

Dạy thêm có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Ngoài việc đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, cơ sở dạy thêm phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện theo Điều 6 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT.

Mục lục

    Dạy thêm là gì?

    Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/02/2025 thì:

    Dạy thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

    Khi nào tổ chức dạy thêm phải đăng ký kinh doanh?

    Theo Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, có hai hình thức dạy thêm, đó là:

    Dạy thêm trong nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức thực hiện.

    Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm, học thêm không do nhà trường tổ chức thực hiện. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:

    – Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;

    – Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

    Như vậy, khi tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền, từ 14/02/2025, cá nhân, tổ chức phải đăng ký kinh doanh.

    Dạy thêm có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

    Ngoài việc đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, cơ sở dạy thêm phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện theo Điều 6 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT, đó là:

    – Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

    – Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

    – Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

    Hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở dạy thêm

    Cơ sở dạy thêm có thể đăng ký kinh doanh theo một trong các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần) hoặc có thể thành lập hộ kinh doanh. Tùy vào mỗi loại hình, hồ sơ sẽ có sự khác biệt, cụ thể:

    – Với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ gồm:

    1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

    – Với công ty hợp danh, hồ sơ gồm:

    1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    2. Điều lệ công ty.

    3. Danh sách thành viên.

    4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

    5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

    – Với công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ gồm:

    1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    2. Điều lệ công ty.

    3. Danh sách thành viên.

    4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

    a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

    b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

    Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

    c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối vớinhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

    – Với công ty cổ phần, hồ sơ gồm:

    1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    2. Điều lệ công ty.

    3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

    4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

    a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tưnước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

    b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối vớingười đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

    Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

    c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

    – Với hộ kinh doanh, hồ sơ gồm:

    1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

    2. Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

    3. Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

    4. Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

    Nộp hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở dạy thêm ở đâu?

    Trường hợp thành lập doanh nghiệp, bạn nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh – Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở kinh doanh.

    Trường hợp thành lập hộ kinh doanh, bạn nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện – Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh.

    Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

    Đơn giản hóa thủ tục thành lập cơ sở dạy thêm

    Thay vì tự mình “dò tìm” cách đăng ký kinh doanh dạy thêm, cá nhân, tổ chức có thể ủy quyền cho tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý thay mình thực hiện các công việc. Luật Gia Lộc là địa chỉ uy tín được nhiều cá nhân, tổ chức trao gửi niềm tin bởi dịch vụ chất lượng, nhanh chóng, gói dịch vụ hỗ trợ từ A-Z.

    Khi Quý vị liên hệ, đồng ý sử dụng dịch vụ, chúng tôi sẽ hỗ trợ toàn bộ các nội dung:

    – Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thành lập cơ sở dạy thêm;

    – Tư vấn cho khách hàng về loại hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư, đặt tên công ty, tỷ lệ góp vốn….vv và đưa ra các phương án tối ưu để khách hàng tham khảo và lựa chọn;

    – Thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ cho việc đăng ký kinh doanh và chuyển cho khách hàng tham khảo và hướng dẫn khách hàng ký kết;

    – Thay mặt khách nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh và theo dõi hồ sơ, kịp thời sửa chữa bổ sung thông tin hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có);

    – Nhận kết quả và chuyển cho khách hàng lưu giữ;

    – Tiến hành thủ tục khắc dấu, công bố thông tin đăng ký kinh doanh;

    – Soạn thảo tờ khai thuế ban đầu cho khách hàng và trực tiếp hoặc hướng dẫn khách hàng nộp tờ khai, mua hóa đơn..vv.

    Để được tư vấn, báo phí dịch vụ, Quý vị hãy liên hệ ngay tới hotline hỗ trợ 0981.378.999 (Mr. Nam). Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

    Liên hệ tư vấn 

    Chuyên viên Trần Vương 0906.657.659 

    Email [email protected]

    Chúc bạn thành công!

    Nguồn: Luật Hoàng Phi

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!