Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện năm 2024

Theo quy định pháp luật có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Luật Hoàng Phi cung cấp Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Theo quy định pháp luật có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Luật Hoàng Phi cung cấp Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện năm 2024

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, điều mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm đó là đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sao cho đúng quy định pháp luật.

Việc đăng ký hoạt động kinh doanh không quá khó khăn đối với các ngành nghề kinh doanh thông thường, tuy nhiên đối với kinh doanh có điều kiện thì ngoài phải thực hiện các thủ tục đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh thì cần phải đáp ứng điều kiện nhất định theo luật định mới có thể đủ điều kiện đăng ký hợp pháp.

Vậy Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại đâu? Khách hàng quan tâm đến nội dung trên vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết.

Mục lục

    Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

    Trước khi đi sâu vào Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Chúng tôi xin làm rõ khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho Quý độc giả.

    Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà chủ thể trước khi đi vào  hoạt động kinh doanh phải hội tụ đầy đủ các yêu cầu cần thiết của một ngành nghề nhất định trong các lĩnh vực cụ thể như an ninh quốc phòng, y tế, văn hóa – du lịch, môi trường,…

    Ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định trong văn bản nào?

    Hiện nay, ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Điều 7 và ban hành kèm theo Phụ lục 4 trong Luật Đầu tư năm 2014, tuy nhiên hiện nay một số ngành nghề trong điều 7 đã được sửa đổi chuyển thành ngành nghề cấm kinh doanh thuộc Điều 6 theo quy định tài Luật Đầu tư sửa đổi, bổ sung năm 2016.

    Bên cạnh đó, tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh, tùy vào chủ thể kinh doanh, hình thức kinh doanh khác nhau mà tương ứng với đó sẽ có các văn bản chuyên ngành riêng quy định, hướng dẫn các điều kiện cần và đủ cho một ngành nghề kinh doanh.

    Ví dụ như:

    – Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng gồm có 11 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và được quy định rải rác trong các văn bản như Luật An ninh thông tin mạng; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định 104/2007/NĐ-CP; Nghị định 96/2016/NĐ-CP; Nghị định 66/2017/NĐ-CP; Nghị định 79/2014/NĐ-CP; Nghị định 78/2018/NĐ-CP.

    – Trong lĩnh vực tư pháp gồm 7 ngành nghề  kinh doanh có điều kiện được quy định trong các văn bản như Luật luật sư năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung luật luật sư năm 2012; Luật giám định tư pháp năm 2012; Luật trong tài thương mại 2010; Luật phá sản 2014; Luật công chứng năm 2014; Luật đấu giá tài sản năm 2016; Nghị định 85/2013/NĐ-CP; Nghị định 62/2016/NĐ-CP;…

    – Trong lĩnh vực y tế bao gồm 16 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật sau: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009; Luật dược 2005; Nghị định 79/2006/NĐ-CP; Nghị định 87/2011/NĐ-CP; Thông tư 14/2013/TT-BYT; Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BYTBNV; Quyết định 2271/2002/QĐ-BYT;…

    – Trong lĩnh vực Lao động, thương binh và xã hội bao gồm 9 ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014; Nghị định 143/2016/NĐ-CP; Nghị định 140/2018/NĐ- CP; Nghị định 49/2018/NĐ-CP; Nghị định 52/2014/NĐ-CP.

    Ví vụ về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

    – Đối với lĩnh vực xây dựng thì một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện là kinh doanh bất động sản, cụ thể kinh doanh của tổ chức, cá nhân làm dịch vụ trung gian mô giới bất động sản phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:

    + Phải thành lập doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh này đối với pháp nhân, thể nhân và trong đó phải đáp ứng có tối thiểu hai người có chứng chỉ mô giới bất động sản.

    + Trường hợp là thể nhân tham gia kinh doanh ngành nghề này bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề và có nghĩa vụ kê khai thuế theo luật định.

    – Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, cụ thể là ngành nghề dịch vụ tư vấn du học cần phải đáp ứng điều kiện: người tư vấn phải có trình độ từ đại học; có thể sử dụng tối thiểu một ngôn ngữ có trình độ từ bậc 4 theo khung 6 bậc của Việt Nam và tương đương và phải qua nghiệp vụ đào tạo về tư vấn du học.

    – Đối với lĩnh vực công thương có ngành nghề về kinh doanh xăng dầu đối với đại lý bán lẻ phải đáp ứng điều kiện sau:

    + Ngành nghề kinh doanh về xăng dầu phải được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được thành lập theo luật định;

    + Phải là cửa hàng của một doanh nghiệp hay của các đồng sở hữu mà được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện được kinh doanh xăng dầu bán lẻ;

    + Các cá nhân trong cửa hàng phải qua đào tạo và có chứng chỉ kĩ năng về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.

    Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới nhất

    Căn cứ theo quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 được bổ sung bởi khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 quy định về danh mục các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm 229 ngành, nghề.

    Lưu ý: Khi tiến hành thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức nên tìm hiểu xem ngành nghề nào là có điều kiện hay bị cấm kinh doanh. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư thì bạn phải đáp ứng được những điều kiện đó mới có thể kinh doanh một cách hợp pháp.

    Cần bao nhiêu vốn với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

    STTNgành nghề kinh doanh có điều kiệnMức vốn tối thiểu
    1
    Kinh doanh bất động sản20 tỷ đồng
    2
    Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài5 tỷ đồng
    3
    Cho thuê lại lao động2 tỷ đồng
    4
    Kinh doanh dịch vụ kiểm toán6 tỷ đồng
    5
    Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán25 tỷ đồng
    6
    Sản xuất phim200 triệu đồng
    7
    Bán lẻ theo phương thức đa cấp10 tỷ đồng
    8
    Kinh doanh vận tải đa phương thức80.000 SDR (đơn vị tính toán do Quỹ tiền tệ quốc tế quy định)
    9
    Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng30 tỷ đồng
    10
    Dịch vụ đòi nợ2 tỷ đồng
    11
    Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ5 tỷ đồng
    12
    Kinh doanh hoạt động mua bán nợ100 tỷ đồng
    13
    Ngân hàng thương mại3.000 tỷ đồng
    Ngân hàng liên danh
    Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
    Ngân hàng thương mại cổ phần
    Ngân hàng đầu tư
    Ngân hàng hợp tác
    14
    Ngân hàng phát triển5.000 tỷ đồng
    Ngân hàng chính sách
    15
    Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương3.000 tỷ đồng
    16
    Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở0,1 tỷ đồng
    17
    Chi nhánh ngân hàng nước ngoài15 triệu USD
    18
    Công ty tài chính500 tỷ đồng
    19
    Công ty cho thuê tài chính150 tỷ đồng
    20
    Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe600 tỷ đồng
    21
    Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí800 tỷ đồng
    22
    Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí1.000 tỷ đồng
    23
    Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe300 tỷ đồng/ 200 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài
    24
    Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh350 tỷ đồng/ 250 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài
    25
    Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh400 tỷ đồng/ 300 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

    Thủ tục thành lập công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện

    Doanh nghiệp Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết cũng như đầy đủ tài liệu giấy tờ, để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp, cụ thể như:

    Bước 1: Chuẩn bị thông tin liên quan đến thành lập Doanh nghiệp

    – Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với định hướng kinh doanh sau này.

    – Lựa chọn đặt tên công ty.

    – Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty;

    – Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh;

    – Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty;

    – Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh;

    – Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông).

    Bước 2: Chuẩn bị tài liệu để soạn thảo hồ sơ

    Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh là sở kế hoạch đầu tư hoặc nộp hồ sơ thông qua cổng thông tin điện tử.

    Hồ sơ soạn thảo sẽ khác nhau, tùy thuộc vào loại hình Doanh nghiệp Khách hàng dự định thành lập.

    Ví dụ với loại hình công ty cổ phần, Khách hàng sẽ phải chuẩn bị những hồ sơ sau:

    – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

    – Điều lệ công ty.

    – Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

    – Bản sao các giấy tờ sau đây:

    + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

    + Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

    Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

    + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

    Trường hợp người thành lập doanh nghiệp không trực tiếp tiến hành nộp hồ sơ thành lập mới công ty mà ủy quyền cho người khác tiến hành thủ tục, doanh nghiệp nộp kèm hồ sơ văn bản ủy quyền cho người khác để tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp vào bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trực tiếp tiến hành thủ tục.

    Bước 3: Nộp hồ sơ và xử lý hồ sơ 

    Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

    Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

    Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

    Bước 4: Xin cấp giấy phép hoạt động với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

    Sau khi làm xong thủ tục xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp phép hoạt động đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp đã xin phép.

    Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản hồi trực tiếp, hoặc liên hệ hotline Luật Hoàng Phi: 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *