Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung
Bài viết “Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung” được Thuế Gia Lộc chia sẽ lại cho cộng đồng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ với trực tiếp số điện trong bài viết nha. Rất mong nhận sự ủng hộ dịch vụ của quý khách thông qua website này.
Khách hàng quan tâm đến Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Số hotline dành cho doanh nghiệp / cửa hàng kinh doanh tại Việt Nam:
- Dịch vụ kế toán, hóa đơn điện tử, chữ ký số 0938.123.657 Ms Lan
- Thủ tục hành chính giấy phép kinh doanh: 0906.657.659 Mr Vương
- Thiết kế web giá rẻ, clone web theo yêu cầu: 039.365.1247 Anh Thịnh Bạn của Mark Zuckerberg
- Marketing online và Ads: 08.5759.8368 Ms Ngọc Hương – Guest post miễn phí [email protected]
- Bán hàng online trên sàn Hùng Vương Plaza https://hungvuongplaza.com ( 100% vốn việt nam, không lệ phí sàn, tự giao hàng… Hùng Vương plaza hỗ trợ marketing, quảng bá thông qua hợp đồng với khách hàng)
- Danh bạ doanh nghiệp: https://chukysoca.com/info
Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung
Hiện nay tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi kinh doanh.
Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung là gì?
Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung là việc chủ sở hữu thương hiệu thực phẩm bổ sung nộp đơn đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu của mình đối với thương hiệu đó. Kết quả thực hiện là Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu (văn bằng bảo hộ nhãn hiệu).
Vì sao cần thực hiện Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung?
Như chúng ta đã biết, hiện nay không có quy định pháp luật về việc bắt buộc yêu cầu cá nhân, doanh nghiệp khi muốn sử dụng thương hiệu thì phải tiến hành đăng ký. Song thực tế tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi kinh doanh.
Theo đó, việc Đăng ký thương hiệu độc quyền nói chung là phương án tốt nhất để bảo vệ thương hiệu và phục vụ cho nhiều hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi một nhãn hiệu được cấp Văn bằng bảo hộ độc quyền sẽ giúp ích rất nhiều cho công ty, bởi:
– Khẳng định quyền sở hữu đối với thương hiệu, tránh việc đơn vị khác sử dụng thương hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu của đơn vị mình đang sử dụng;
– Được pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi đối với thương hiệu;
– Phòng, tránh hành vi xâm phạm, tranh chấp, làm giả , làm nhái thương hiệu;
– Được độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hay nhượng quyền sở hữu thương hiệu;
– Có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các đối tượng xâm phạm thương hiệu;
– Là công cụ truyền thông hiệu quả, tạo sự chuyên nghiệp, tăng uy tín thương hiệu đối với các đối tác, đại lý và khách hàng.
Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung theo nhóm sản phẩm/dịch vụ bao nhiêu?
Tùy theo nhu cầu bảo hộ sản phẩm hàng hóa/dịch vụ mà Quý vị đăng ký thương hiệu cho thực phẩm bổ sung có thể đưa mô tả theo nhóm khác nhau và có mô tả phù hợp, chúng tôi gợi ý các nhóm như sau:
Nhóm 05: Chất bổ sung chế độ ăn uống và dinh dưỡng; chất bổ sung dinh dưỡng có chứa men vi sinh; chất bổ sung chế độ ăn uống và dinh dưỡng có chứa omega; chất bổ sung chế độ ăn uống có chứa omega dùng cho người; chất bổ sung chế độ ăn uống và dinh dưỡng có chứa axit béo thiết yếu omega; chất bổ sung chế độ ăn uống và dinh dưỡng có chứa dầu omega 3; chất bổ sung chế độ ăn uống hoặc dinh dưỡng có chứa dầu cá tinh khiết làm thành phần chính; thực phẩm bổ sung cho chế độ ăn uống (thực phẩm chức năng); đồ uống bổ sung cho chế độ ăn uống (dùng trong y tế); chất bổ sung cho thực phẩm; thực phẩm bổ sung làm chất chống ôxy hóa (dùng trong y tế); chất bổ sung chế độ ăn và dinh dưỡng có chứa DHA có nguồn gốc từ dầu cá; chất bổ sung thực phẩm cho vật nuôi; thức uống bổ sung cho chế độ ăn uống (dùng trong y tế); thức uống bổ sung cho chế độ ăn uống dưới dạng đồ uống vitamin và khoáng chất (dùng trong y tế); chất bổ sung thực phẩm cho động vật; thực phẩm bổ sung cho sức khỏe (thực phẩm chức năng); chất bổ sung dinh dưỡng dạng lỏng; hỗn hợp nước uống để thay thế bữa ăn và ăn kiêng (dùng cho y tế); chất bổ sung cho thực phẩm là khoáng chất; chất bổ sung dinh dưỡng là khoáng chất; chế phẩm bổ sung khoáng chất (dùng trong y tế); chế phẩm bổ sung thảo dược tự nhiên (dùng trong y tế); hỗn hợp đồ uống dạng bột hương vị trái cây là chế phẩm bổ sung dinh dưỡng (dùng trong y tế); hỗn hợp đồ uống bổ sung dinh dưỡng dạng bột (dùng trong y tế); chế phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất (dùng trong y tế); chế phẩm vitamin bổ sung dạng viên để làm đồ uống sủi bọt (dùng trong y tế); chất bổ sung vitamin; chế phẩm vitamin tổng hợp; vitamin dạng kẹo dẻo; thực phẩm bổ sung vitamin và dinh dưỡng dùng cho động vật (dùng trong thú y); dầu gan cá.
Nhóm 35: Mua bán: thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dược phẩm, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dùng trong y tế, chế phẩm vitamin, chế phẩm hỗ trợ dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế hoặc trị liệu.
Hồ sơ Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung cần những gì?
Về hồ sơ đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung cần đầy đủ các tài liệu, giấy tờ như sau:
– 02 Tờ khai đăng ký thương hiệu;
– 07 Mẫu thương hiệu kèm theo;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Quy chế sử dụng thương hiệu tập thể hoặc thương hiệu chứng nhận;
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang thương hiệu (nếu thương hiệu được đăng ký là thương hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là thương hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc thương hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký thương hiệu (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu tập thể, thương hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu thương hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp).
Nộp hồ sơ Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung tại đâu?
– Trụ sở Cục Sở hữu Trí tuệ tại Hà Nội: 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh;
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.
Liên hệ tư vấn
Chuyên viên Trần Vương 0906.657.659
Email: [email protected]
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc