Đăng ký thương hiệu cho dụng cụ nhà bếp
Bài viết “Đăng ký thương hiệu cho dụng cụ nhà bếp” được Thuế Gia Lộc chia sẽ lại cho cộng đồng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ với trực tiếp số điện trong bài viết nha. Rất mong nhận sự ủng hộ dịch vụ của quý khách thông qua website này.
Đăng ký thương hiệu cho dụng cụ nhà bếp như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé!
Số hotline dành cho doanh nghiệp / cửa hàng kinh doanh tại Việt Nam:
- Dịch vụ kế toán, hóa đơn điện tử, chữ ký số 0938.123.657 Ms Lan
- Thủ tục hành chính giấy phép kinh doanh: 0906.657.659 Mr Vương
- Thiết kế web giá rẻ, clone web theo yêu cầu: 039.365.1247 Anh Thịnh Bạn của Mark Zuckerberg
- Marketing online và Ads: 08.5759.8368 Ms Ngọc Hương – Guest post miễn phí [email protected]
- Bán hàng online trên sàn Hùng Vương Plaza https://hungvuongplaza.com ( 100% vốn việt nam, không lệ phí sàn, tự giao hàng… Hùng Vương plaza hỗ trợ marketing, quảng bá thông qua hợp đồng với khách hàng)
- Danh bạ doanh nghiệp: https://chukysoca.com/info
Đăng ký thương hiệu cho dụng cụ nhà bếp
Đăng ký thương hiệu cho dụng cụ nhà bếp như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin hữu ích qua nội dung bài viết này nhé!
Dụng cụ nhà bếp là gì?
Dụng cụ nhà bếp bao gồm tất cả đồ vật dụng từ bình thường cho đến tất yếu, cần phải có trong mỗi căn bếp của gia đình cho đến những vật dụng cao cấp, phụ kiện tủ bếp thông minh, hiện đại, tiện nghi nhất trong việc phụ giúp chuyện bếp núc của gia đình, có thể phân thành các loại sau đây:
– Đồ dùng để sơ chế thức ăn: dao kéo, rổ rá, thớt
– Đồ dùng để làm sạch thức ăn: chậu rửa chén, vòi nước rửa chén,…
– Đồ dùng để làm chín thức ăn: bếp từ, bếp gas, máy hút mùi, lò vi sóng, xoong nồi, chảo,…
– Đồ dùng để làm nước uống: máy đánh trứng, máy xay sinh tố, máy ép hoa quả, ấm siêu tốc
– Đồ dùng để bảo quản thức ăn: tủ lạnh
– Đồ dùng để đựng thức ăn: bát chén, hộp inox, hộp nhựa, chai lọ,…
Ngoài ra, đồ gia dụng phòng bếp còn có các đồ dùng khác như giá để chén đĩa, hộp đựng gia vị, hộp giấy ăn,…
Một căn bếp hiện đại không nhất thiết phải có diện tích rộng nhưng lại cần phải có đầy đủ các dụng cụ cần thiết. Đầu tư cho căn bếp cũng chính là đầu tư cho sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc của cả gia đình. Do đó, ngày nay, nhu cầu sắm sửa dụng cụ nhà bếp gia tăng, yêu cầu đối với các dụng cụ nhà bếp cũng khắt khe hơn, đòi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh kỹ càng cả về chất lượng và chú trọng cả về hình thức.
Tại sao không nên bỏ qua đăng ký thương hiệu cho dụng cụ nhà bếp?
Đăng ký thương hiệu cho dụng cụ nhà bếp là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc xác lập quyền sở hữu của chủ sở hữu với thương hiệu, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến thương hiệu.
Khi đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ thì chủ sở hữu được độc quyền sử dụng thương hiệu cho dụng cụ nhà bếp, từ đó có thể dễ dàng, thuận lợi trong việc nhượng quyền thương hiệu cho các cá nhân, tổ chức khác để thu lợi nhuận.
Khi đăng ký thành công thương hiệu cho dụng cụ nhà bếp thì chủ sở hữu được ghi nhận là chủ sở hữu của thương hiệu thì việc quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu sẽ thuận lợi hơn.
Bên cạnh đó, Việc đăng ký thương hiệu cho dụng cụ nhà bếp giúp cho chủ sở hữu ngăn chặn được các hành vi là giả, làm nhái hàng hóa, sản phẩm mang thương hiệu đó.
Từ việc đăng ký thương hiệu cho dụng cụ nhà bếp, người tiêu dùng sẽ nhận diện được các sản phẩm của các đơn vị cung ứng khác nhau, phân biệt được hàng thật với hàng giả và giúp cho chủ thể kinh doanh có một lượng khách hàng tiềm năng.
Phân nhóm dụng cụ nhà bếp khi đăng ký thương hiệu
Các dụng cụ nhà bếp hiện nay rất đa dạng, gồm nhiều loại khác nhau. Tùy sản phẩm cụ thể hiện nay được phân vào nhóm khác nhau theo Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice. Dưới đây là một số nhóm phổ biến:
Nhóm 7
Bộ làm nóng nước (bộ phận của máy); máy bơm; máy bơm nước (dùng trong công nghiệp và nông nghiệp); hệ thống hút bụi cho mục đích làm sạch; máy ép trái cây dùng điện cho mục đích gia dụng; máy xay sinh tố; máy xay sữa đậu nành chạy bằng điện; máy nghiền/xay gia dụng chạy điện; máy xay thịt; máy nhào bột; máy xay bột mỳ; máy xay đa năng chạy bằng điện; máy đánh trứng (chạy điện); máy giặt; máy vắt khô quần áo; máy hút bụi; robot hút bụi; máy rửa bát đĩa.
Nhóm 8
Bàn là; bàn là hơi nước; bộ đồ ăn [dao, dĩa và thìa]; dao cắt, xén gọt; kéo cắt; dụng cụ mở hộp, không dùng điện.
Nhóm 9
Dây dẫn điện; cột thu lôi; cáp dẫn điện; đầu nối dùng cho dây điện; bộ nối (điện); công tắc điện bằng kim loại quí; công tắc điện; bảng điều khiển điện; bộ đổi điện; vật nối điện; bộ chỉnh lưu dòng điện; thiết bị ngắt hồ quang điện; tủ phân phối điện; bảng điều khiển phân phối (điện); phích cắm và các công tắc (nối điện); thiết bị điện để phòng trộm; máy biến thế (điện); dây điện.
Nhóm 11
Thiết bị lọc nước; máy lọc nước ro; máy lọc nước hydrogen; máy lọc nước nóng lạnh; bình lọc nước uống; thiết bị và máy móc để làm sạch nước; cây nước nóng lạnh; thiết bị sinh hơi nước; thiết bị phân phối nước; thiết bị làm nóng, lạnh nước dùng cho nhà tắm; bình đun nước nóng và làm lạnh tức thời bằng điện; hệ thống và thiết bị nấu nướng; máy làm sạch và khử độc thực phẩm rau quả, chạy điện; máy làm bánh mỳ; nồi áp suất sử dụng điện; lò nướng; lò vi sóng; bếp ga; bếp điện; bếp từ; bếp hồng ngoại.
Nhóm 21
Đồ đựng giữ nhiệt cho đồ uống; bộ nồi niêu xoong chảo của nhà bếp; xoong nồi; đồ chứa đựng dùng cho gia dụng và nhà bếp; dụng cụ nấu nướng không dùng điện; bát đĩa bằng sành; đồ pha lê (đồ thuỷ tinh); cốc bằng giấy hoặc bằng nhựa; chảo rán không dùng điện; đĩa đựng đồ; cốc để uống; bình để uống; chảo để rán; dụng cụ nhà bếp; ấm đun nước (không dùng điện); nồi áp suất (nồi hầm); không dùng điện; đĩa ăn; đồ đựng giữ nhiệt dùng cho thực phẩm; phích.
Nhóm 35
Quảng cáo; tổ chức hội chợ cho mục đích thương mại và quảng cáo. Mua bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng gia dụng.
Thủ tục đăng ký thương hiệu cho dụng cụ nhà bếp
Thứ nhất: Hồ sơ đăng ký thương hiệu cho dụng cụ nhà bếp
Để đăng ký thương hiệu dụng cụ nhà bếp, Quý vị chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ, tài liệu như sau:
– 02 Tờ khai đăng ký thương hiệu đi kèm theo danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu được phân loại theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo thỏa ước Nice;
– 05 Mẫu thương hiệu kèm theo;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Quy chế sử dụng thương hiệu tập thể hoặc thương hiệu chứng nhận;
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang thương hiệu (nếu thương hiệu được đăng ký là thương hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là thương hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc thương hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký thương hiệu (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu tập thể, thương hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu thương hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Thứ hai: Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu dụng cụ nhà bếp
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định thì tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu cho dụng cụ nhà bếp bằng hình thức nộp đơn giấy hoặc nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký thương hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Thứ ba: Thời gian giải quyết đăng ký thương hiệu dụng cụ nhà bếp
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký thương hiệu được xem xét theo trình tự sau:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng
– Công bố đơn: Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký thương hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
– Thẩm định nội dung: Không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
– Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký: 01 tháng.
Như vậy tổng thời gian đăng ký thương hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ là 13 tháng tính từ ngày nộp đơn.
Tuy nhiên trên thực tế tổng thời gian cho việc đăng ký thương hiệu thường kéo dài từ 18– 24 tháng kể từ khi nộp đơn phụ thuộc vào tình trạng đơn có phải thông báo sửa đổi, bổ sung, phản đối đơn, khiếu nại từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Thứ tư: Chi phí đăng ký thương hiệu dụng cụ nhà bếp
Căn cứ quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC bao gồm các loại phí sau:
– Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 150 nghìn đồng
– Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120 nghìn đồng (Trường hợp đơn nhãn hiệu có trên 01 nhóm sản phẩm, từ điểm độc lập /phương án/ nhóm thứ 2 trở đi phải nộp thêm 100 nghìn cho mỗi điểm độc lập /phương án/ nhóm)
– Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu: 550 nghìn đồng (Nếu bản mô tả đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi trang, mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 120 nghìn đồng)
– Phí phân loại quốc tế về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đối với nhãn hiệu: 100 nghìn đồng (Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 20 nghìn đồng)
– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600 nghìn đồng
– Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp: 160 nghìn đồng.
Lưu ý: Đây là phí nhà nước, trường hợp chủ sở hữu sử dụng các dịch vụ như ủy quyền cho đại diện sở hữu công nghiệp thì sẽ phải thanh toán thêm chi phí cho công việc dịch vụ được thực hiện.
Dịch vụ đăng ký thương hiệu dụng cụ nhà bếp từ A-Z
Luật Hoàng Phi là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật nên có đầy đủ tư cách và năng lực pháp lý, năng lực thực tế để đại diện Quý khách hàng trong việc đăng ký thương hiệu. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn, kinh nghiệm, luôn lắng nghe, tận tâm vì lợi ích của khách hàng, chúng tôi sẽ thực hiện thủ tục một cách đầy đủ, đem lại hiệu quả cao và sự hài lòng lớn nhất cho khách hàng.
Quý vị liên hệ Luật Hoàng Phi sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu cho dụng cụ nhà bếp sẽ được hỗ trợ trọn gói với các nội dung như sau:
– Hỗ trợ thiết kế thương hiệu cho những khách hàng chưa có;
– Tra cứu thương hiệu, đánh giá khả năng bảo hộ thương hiệu;
– Soạn thảo hồ sơ đăng ký thương hiệu thay khách hàng;
– Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại cơ quan nhà nước;
– Thực hiện đóng phí, các công việc liên quan, theo dõi quá trình thẩm định và giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có);
– Nhận kết quả và giao lại khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về đăng ký thương hiệu dụng cụ nhà bếp. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.
Liên hệ tư vấn
Chuyên viên Trần Vương 0906.657.659
Email: [email protected]
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc