Đăng ký mã vạch tại Thái Bình
Đăng ký mã vạch tại Thái Bình là thủ tục nhận được nhiều quan tâm gần đầy. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé!
Đăng ký mã vạch tại Thái Bình
Mã vạch theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.
Đăng ký mã vạch tại Thái Bình là thủ tục nhận được nhiều quan tâm gần đầy. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé!
Mã vạch là gì?
Mã vạch, theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN, là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.
Cùng với mã vạch, chúng ta còn có một số khái niệm có liên quan như:
– Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân;
– GS1 là tên viết tắt của tổ chức Mã số, Mã vạch quốc tế, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế về mã số, mã vạch, quy định các thủ tục quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ có liên quan. Tổ chức GS1 có các thành viên làm đại diện tại mỗi nước, tại Việt Nam là GS1 Việt Nam;
– Tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893” do tổ chức GS1 cấp cho GS1 Việt Nam.
– Tiền tố mã doanh nghiệp là dãy số gồm tiền tố mã quốc gia và số định danh của doanh nghiệp hoặc cá nhân đăng ký mã số, mã vạch;
– Mã số địa điểm toàn cầu – GLN (tiếng Anh là Global Location Number) là dãy số gồm tiền tố mã doanh nghiệp và số định danh địa điểm theo tiêu chuẩn GS1;
– Mã số sản phẩm toàn cầu – GTIN (tiếng Anh là Global Trade Item Number) là dãy số gồm tiền tố mã doanh nghiệp và số định danh sản phẩm theo tiêu chuẩn GS1.
Đăng ký mã vạch tại Thái Bình là gì?
Đăng ký mã vạch tại Thái Bình là thủ tục cá nhân, tổ chức tại Thái Bình thực hiện theo quy định pháp luật đăng ký với cơ quan nhà nước là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch, từ đó, tổ chức, cá nhân tiến hành đưa mã số mã vạch vào in trên từng sản phẩm để sử dụng.
Đây là thủ tục nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất, kinh doanh bởi những lợi ích mà nó đem lại như:
– Giúp doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác không có mã vạch trên thị trường. Người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hàng hóa rõ ràng nguồn gốc, xuất xứ, mã vạch là dấu hiệu đáng tin cậy cho biết thông tin này
– Giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho việc quản lý sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hơn;
– Giúp mở rộng thị trường hơn: trong các hệ thống cửa hàng, siêu thị sử dụng máy quét, có khả năng xuất khẩu hàng hóa của mình.
Hướng dẫn đăng ký mã vạch tại Thái Bình
Để đăng ký mã vạch tại Thái Bình, Quý vị thực hiện theo các bước chúng tôi hướng dẫn như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch tại Thái Bình
Hồ sơ đăng ký mã vạch gồm:
– Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch tại cơ quan có thẩm quyền
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Trường hợp nộp trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.
Bước 3: Nhận kết quả – Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch (nếu hồ sơ hợp lệ)
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
Thực tế:
– Hồ sơ đăng ký mã vạch sau khi nộp sẽ được thẩm định tại Cơ quan đăng ký từ 5-7 ngày làm việc.
– Sau khi thẩm định xong hồ sơ đăng ký và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp mã vạch cho doanh nghiệp để sử dụng trước, giấy chứng nhận đăng ký mã vạch sẽ được cấp cho đơn vị đăng ký sau đó khoảng 30 ngày.
Trách nhiệm khi sử dụng mã số mã vạch
Thứ nhất: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng mã số, mã vạch có tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893”
– Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 19b Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là Nghị định số 132/2008/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là Nghị định số 74/2018/NĐ-CP).
– Đăng ký sử dụng mã số, mã vạch tại Bộ phận một cửa của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ.
– Sau khi được cấp tiền tố mã doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khai báo, cập nhật và cung cấp thông tin liên quan về tổ chức, cá nhân sử dụng mã số, mã vạch vào cơ sở dữ liệu do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (cơ quan chuyên môn về mã số, mã vạch quốc gia) quản lý tại địa chỉ http://vnpc.gs1.gov.vn, bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
+ GTIN;
+ Tên sản phẩm, nhãn hiệu;
+ Mô tả sản phẩm;
+ Nhóm sản phẩm (các loại sản phẩm có tính chất giống nhau);
+ Tên doanh nghiệp;
+ Thị trường mục tiêu;
+ Hình ảnh sản phẩm.
– Thực hiện ghi/in mã số, mã vạch trên bao bì sản phẩm, hàng hóa bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 15426-1 và ISO/IEC 15426-2 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch, nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác nhận chất lượng mã số, mã vạch phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 15426-1 và ISO/IEC 15426-2 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng thì tổ chức, cá nhân thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
– Tổ chức, cá nhân không sử dụng mã số, mã vạch cho các mục đích làm sai lệch thông tin với thông tin đã đăng ký.
Thứ hai: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng mã số, mã vạch không theo chuẩn của tổ chức Mã số, Mã vạch quốc tế GS1
– Tổ chức, cá nhân sử dụng mã số, mã vạch không theo chuẩn của tổ chức Mã số, Mã vạch quốc tế GS1 thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19b Nghị định số 132/2008/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
– Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật cần thiết đối với tổ chức, cá nhân sử dụng mã số, mã vạch không theo chuẩn của tổ chức Mã số, Mã vạch quốc tế GS1 không trái với quy định tại khoản 1 Điều này.
Dịch vụ đăng ký mã vạch từ A-Z
Để tự mình đăng ký mã vạch, doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục đăng ký mã vạch theo hướng dẫn trên đây. Để quá trình đăng ký diễn ra trôi chảy, doanh nghiệp cần am hiểu các quy định pháp luật và có kinh nghiệm xử lý những trường hợp bất cập. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện về chuyên môn và kinh nghiệm nên gặp nhiều khó khăn, thực hiện thủ tục mất nhiều thời gian, công sức nhưng không đem lại hiệu quả cao.
Dịch vụ đăng ký mã vạch trọn gói của Đại Lý Thuế Gia Lộc ra đời, hỗ trợ từ A-Z cho Quý khách hàng, với các nội dung như:
– Tư vấn lựa chọn loại mã vạch, số lượng mã vạch phù hợp với quy mô của doanh nghiệp
– Tư vấn và hoàn thiện hồ sơ đăng ký mã vạch, gồm:
– Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch theo mẫu (02 bản);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (01 bản);
– Bản đăng ký theo mẫu danh mục sản phẩm sử dụng mã số vật phẩm;
– Phiếu đăng ký thông tin theo mẫu quy định cho cơ sở dữ liệu GS1;
– Nộp và theo dõi tiến độ xử ký hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận mã vạch;
– Nhận film master mã vạch và chuyển tới Doanh nghiệp để in ấn và sử dụng;
– Tư vấn doanh nghiệp cách sử dụng film master Mã số mã vạch trong in ấn;
– Nhận giấy chứng nhận mã vạch và bàn giao lại cho Quý khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc về Đăng ký mã vạch tại Thái Bình. Quý vị có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí có thể liên hệ hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ kịp thời, chính xác.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc