Công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm?

Cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp trốn thuế đều là những hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Vậy công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm?

Cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp trốn thuế đều là những hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Vậy công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm?

Công ty trốn thuế ai chịu trách nhiệm?

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. Ngày nay, khi cuộc sống con người ngày càng phát triển, việc tiếp cận với khái niệm thuế đến với người dân phổ biến và rộng rãi hơn.

Trốn thuế là hành vi phạm pháp của các cá nhân và pháp nhân nhằm không phải nộp thuế hoặc không phải nộp đủ số thuế mà họ phải đóng. Tùy thuộc vào tính chất và phạm vi vi phạm, hành vi trốn thuế có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc đối diện với xử lý hình sự. Vậy trường hợp Công ty trốn thuế thì ai chịu trách nhiệm? Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên của Quý Khách hàng.

Mục lục

    Hình thức xử phạt khi công ty trốn thuế?

    Theo Nguyên tắc quản lý Thuế tại Điều 5 Luật Quản lý Thuế 2019 quy định: “Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.” Trong thực tiễn, hành vi trốn thuế của tổ chức, doanh nghiệp vẫn diễn ra. Bởi đó, pháp luật về quản lý thuế không thể thiếu những biện pháp chế tài để xử lý hành vi trên.

    Đối với hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế, theo Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

    “a) Cảnh cáo

    Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này.

    b) Phạt tiền

    Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.

    Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế. Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.

    Phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.

    Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.

    Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.”

    Đối với hình thức xử lý hình sự, trường hợp chủ thể thực hiện hành vi trốn thuế trên 100.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng bị xử phạt vi phạm hành chính/ tiền án, tiền sự với một số tội danh (ví dụ Tội buôn lậu (điều 188), Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189), Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190), Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193)…,) thì phải đối diện với việc bị xử lý hình sự căn cứ theo Điều 200 Bộ Luật Hình sự 2015.

    Ai là người chịu trách nhiệm khi công ty trốn thuế?

    Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là  cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Tại Điều 13 Luật doanh nghiệp 2020 quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau:

    1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

    a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

    b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

    c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.

    2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.

    Trường hợp Kế toán và các cá nhân có trách nhiệm với nghĩa vụ thuế của Công ty liên quan đến hành vi trốn thuế của Công ty cũng sẽ không thoát khỏi trách nhiệm đối với hệ quả xảy ra.

    Người đại diện theo pháp luật của Công ty sẽ là người chịu trách nhiệm trong trường hợp công ty trốn thuế.

    Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được về những quy định về “Công ty trốn thuế thì ai chịu trách nhiệm”.

    Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn số điện thoại đường dây nóng 1900 6557 để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *