Cơ quan đăng ký kinh doanh là gì?

Cơ quan đăng ký kinh doanh là gì? Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin giải đáp thắc mắc trên, chúng tôi thực hiện bài viết này.

Cơ quan đăng ký kinh doanh là gì? Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin giải đáp thắc mắc trên, chúng tôi thực hiện bài viết này.

Cơ quan đăng ký kinh doanh là gì?

Cơ quan đăng ký kinh doanh giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, phối hợp xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Hiện nay việc xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài ngày càng nhiều, do đó đòi hỏi cần có cơ quan chuyên biệt để kiểm tra, quản lý về vấn đề này, đó chính là cơ quan đăng ký kinh doanh.

Vậy Cơ quan đăng ký kinh doanh là gì? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề này.

Mục lục

    Cơ quan đăng ký kinh doanh là gì?

    Cơ quan đăng ký kinh doanh là một trong những cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân thành lập công ty trên lãnh thổ Việt Nam.

    Theo đó, các quyền và nghĩa vụ của cơ quan đăng ký ki doanh cũng được quy định chi tiết theo tiến trình sửa đổi, bổ sung trong Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 và mới nhất hiện nay là Luật Doanh nghiệp 2020.

    Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chịu sự quản lý trực tiếp từ Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh, thành phố đó, được gọi tắt với tên gọi là Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

    Ngoài ra ở các huyện, quận, thị xã hay thành phố trực thuộc tỉnh cũng được tổ chức xây dựng và được gọi là Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện.

    Ngoài giải đáp cho Qúy khách về Cơ quan đăng ký kinh doanh là gì? Thì với nội dung tiếp theo của bài viết, Luật Hoàng Phi sẽ tiếp tục cung cấp thêm cho Qúy khách các nội dung khác liên quan đến vấn đề này.

    Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh

    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thẩm quyền về đăng ký kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh thuộc về rất nhiều cơ quan nhà nước, được quy định trong nhiều văn bản khác nhau.

    Tuy nhiên, Pháp luật về Doanh nghiệp quy định các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp tỉnh. Cụ thể:

    “1. Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a) Giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

    b) Phối hợp xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; công khai, cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;

    c) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp;

    d) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;

    đ) Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp;

    e) Xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này;

    g) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

    Tiếp theo đó, các cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 được quy định cụ thể như sau:

    Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, bao gồm:

    – Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

    Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.

    Các thành phố trực thuộc trung ương như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự để phân biệt.

    Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để ra văn bản hướng dẫn cụ thể

    – Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

     Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng đăng ký kinh doanh

    Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

    – Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký, cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

    – Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

    – Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục thuế địa phương, các cơ quan có liên quan khác theo yêu cầu được pháp luật quy định;

    – Yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định;

    – Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp;

    – Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của các văn bản pháp luật có liên quan;

    – Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp vi phạm theo quy định Luật Doanh nghiệp;

    – Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.

    Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Cơ quan đăng ký kinh doanh là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *