Có được thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Có được thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Có được thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?

Có được thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Có được thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ hữu ích về địa điểm kinh doanh và thành lập địa điểm kinh doanh, từ đó, giúp Quý độc giả trả lời những thắc mắc như Địa điểm kinh doanh là gì? Thành lập địa điểm kinh doanh cần lưu ý những gì? Có được thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không? Các bước thành lập địa điểm kinh doanh như thế nào? Mời Quý độc giả theo dõi nội dung dưới đây:

Mục lục

    Địa điểm kinh doanh là gì?

    Theo pháp luật hiện hành, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

    Khái niệm này gây không ít nhầm lẫn với chi nhánh, văn phòng đại điện cho những người mới tìm hiểu về địa điểm kinh doanh. Do đó, để giúp Quý vị hiểu hơn về khái niệm địa điểm kinh doanh, chúng tôi đưa ra bảng phân biệt như sau:

    Đặc điểm

    Chi nhánh

    Văn phòng đại diện

    Địa điểm kinh doanh

    Định nghĩa

    Là đơn vị chịu sự quản lý, điều hành của doanh nghiệpLà đơn vị chịu sự quản lý, điều hành của doanh nghiệpLà nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

    Nhiệm vụ

    Thực hiện chức năng của doanh nghiệpĐại diện theo ủy quyền cho lợi ích doanh nghiệpKinh doanh ngoài trụ sở chính

    Điều kiện

    Ngành nghề kinh doanh đồng nhất với doanh nghiệpNội dung hoạt động đúng với doanh nghiệpĐược đặt trong cùng 1 tỉnh/thành phố với trụ sở chính hoặc khác tỉnh/thành phố với trụ sở chính

    Quyền lợi

    Ký kết các hợp đồng kinh tếTrưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụThực hiện các hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của doanh nghiệp

    Các lưu ý về thành lập địa điểm kinh doanh

    Thứ nhất: Về thủ tục thông báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư

    Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

    Thứ hai: Về tên của địa điểm kinh doanh

    Tên địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại điều 40 Luật Doanh nghiệp, cụ thể như sau:

    – Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

    – Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.

    – Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại địa điểm kinh doanh.

    Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

    Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

    Thứ ba: về vấn đề thuế, hóa đơn

    – Mỗi địa điển kinh doanh của doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm;

    – Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh.

    – Đối với địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh;

    – Đối với địa điểm kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt.

    Có được thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở công ty?

    Theo điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp thì: Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

    Phạm vi giới hạn khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh không được pháp luật nêu ra. Như vậy, nhằm đảm bảo tính tự do, tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp có thể có địa điểm kinh doanh khác tỉnh đặt trụ sở, chi nhánh.

    Các bước thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở công ty

    Bước 1: Chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh;

    Doanh nghiệp cần chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh như thông tin địa chỉ địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh…..

    Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định;

    Hồ sơ lập địa điểm kinh doanh gồm thông báo lập địa điểm kinh doanh. Thông báo lập địa điểm kinh doanh được thực hiện theo mẫu số II-7 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

    Trường hợp người được ủy quyền làm thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh, thông báo cần đi kèm giấy tờ, tài liệu chứng minh cho nội dung ủy quyền như văn bản ủy quyền, bản sao giấy tờ chứng minh thông tin nhân thân của người được ủy quyền,…

    Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm đến Phòng Đăng ký kinh doanh

    Sau khi soạn thảo xong hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ bằng hình thức online (trực tuyến) qua công thông tin quốc gia

    Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

    Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

    Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

    Bước 5: Cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia và cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

    Sau khi thẩm định và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ tiến hành cập giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp và đăng thông tin thông tin địa điểm trên cơ sở dữ liệu.

    Mọi thắc mắc liên quan đến bài viết Có được thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh không? Quý vị đừng ngần ngại liên hệ với Đại Lý Thuế Gia Lộc để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, chính xác.

    Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Doanh nghiệp

    • DỰ ÁN DOANH NGHIỆPDỰ ÁN DOANH NGHIỆP
    • DỊCH VỤ DOANH NGHIỆPDỊCH VỤ DOANH NGHIỆP
    • HỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TYHỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TY

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *