Có được phép cầm cố tài sản hình thành trong tương lai?

Có được phép cầm cố tài sản hình thành trong tương lai?

Theo quy định của pháp luật, cầm cố tài sản hình thành trong tương lai có được phép thực hiện không? Cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để biết chính xác câu trả lời nhé.
Mục lục bài viết[Ẩn]
  • 1. Cầm cố tài sản hình thành trong tương lai có được không?
  • 2. Tài sản hình thành trong tương lai là gì?
  • 2.1 Định nghĩa
  • 2.2 Đặc điểm
  • 2.3 Các loại tài sản hình thành trong tương lai
Mục lục

    1. Cầm cố tài sản hình thành trong tương lai có được không?

    Cầm cố tài sản là một trong các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ (theo khoản 1 Điều 292 Bộ luật Dân sự mới nhất năm 2015). Đây được coi là việc mà bên cầm cố sẽ giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

    Về các loại tài sản được dùng để cầm cố thì tài sản hiện có hay tài sản hình thành trong tương lai đều được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trừ trường hợp các quy định liên quan cấm mua bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao về quyền ở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng cầm cố.

    (căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP)

    Từ quy định trên, có thể thấy, tài sản hình thành trong tương lai cũng hoàn toàn được phép cầm cố trừ trường hợp tài sản này bị cấm mua bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng cầm cố theo quy định nêu trên.

    Lưu ý: Việc cầm cố bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng với quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.

    Có được phép cầm cố tài sản hình thành trong tương lai?
    Có được phép cầm cố tài sản hình thành trong tương lai? (Ảnh minh họa)

    2. Tài sản hình thành trong tương lai là gì?

    2.1 Định nghĩa

    Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch (căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015).

    Có thể lấy ví dụ như sau:

    Ví dụ theo khoản 24 Điều 2 Luật Nhà ở năm 2023 (sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, nhà ở hình thành trong tương lai được định nghĩa như sau: Đây là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng hoặc chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.

    Việc mua bán nhà ở hình thành trong tương lai phải đáp ứng điều kiện tại Điều 160 Luật Nhà ở năm 2023:

    – Không bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (hay còn gọi là Sổ đỏ).

    – Không thuộc trường hợp bị kê biên thi hành án hoặc chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, ngăn chặn theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.

    – Không nằm trong trường hợp đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa hoặc phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền…

    2.2 Đặc điểm

    Theo Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản được mang ra cầm cố dù là tài sản hiện có hay tài sản hình thành trong tương lai đều phải đáp ứng các điều kiện chung sau đây:

    • Thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố.
    • Có thể được mô tả chung theo thỏa thuận của các bên nhưng phải xác định được.
    • Giá trị của tài sản được mang đi cầm cố có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được cầm cố.

    2.3 Các loại tài sản hình thành trong tương lai

    Quy định về các loại tài sản hình thành trong tương lai được nêu tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:

    • Tài sản chưa hình thành
    • Tài sản đã hình thành nhưng việc xác lập quyền sở hữu được thực hiện sau thời điểm xác lập giao dịch.

    Trong khi đó, theo quy định trước đây tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP, tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

    • Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản được hình thành từ vốn vay
    • Tài sản đang được hình thành/tạo lập hợp pháp tại thời điểm ký giao dịch cầm cố
    • Tài sản dù đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu nhưng sau khi giao kết giao dịch cầm cố thì mới được đăng ký theo quy định

    Và tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 11/2012/NĐ-CP đã không còn liệt kê các loại tài sản hình thành trong tương lai như thế này mà chỉ giữ lại quy định không áp dụng với quyền sử dụng đất.

    Như vậy, chắc hẳn sau bài viết, độc giả đã giải đáp được vấn đề: Có được phép cầm cố tài sản hình thành trong tương lai không? Nếu còn thắc mắc khác liên quan các biện pháp bảo đảm, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được giải đáp, tư vấn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *