Có được kinh doanh ngành nghề dịch vụ đòi nợ không?
Có được kinh doanh ngành nghề dịch vụ đòi nợ không? Quý độc giả có quan tâm đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi
Có được kinh doanh ngành nghề dịch vụ đòi nợ không?
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ, gồm: Các hoạt động dịch vụ đòi nợ tiền, tài sản hợp pháp cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân theo hợp đồng ủy quyền.
Có được kinh doanh ngành nghề dịch vụ đòi nợ không? Quý độc giả có quan tâm đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này nhé!
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là gì?
Khoản 10 Điều 3 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định như sau:
10. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ, gồm: Các hoạt động dịch vụ đòi nợ tiền, tài sản hợp pháp cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân theo hợp đồng ủy quyền.
Tuy nhiên, quy định này đã bị bãi bỏ bởi Khoản 1 Điều 109 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021. Pháp luật hiện hành không đưa ra định nghĩa cho khái niệm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” nên thông tin quy định chúng tôi cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không phải định nghĩa chính thức theo quy định pháp luật.
Quý vị có thể hiểu một cách đơn giản, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là hoạt động thương mại dịch vụ do thương nhân thực hiện để đòi nợ cho cơ quan, cá nhân, tổ chức ấy theo ủy quyền.
Có được kinh doanh ngành nghề dịch vụ đòi nợ không?
Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Quyền của doanh nghiệp như sau:
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Theo quy định trên, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là ngành nghề bị cấm kinh doanh. Đây là quy định áp dụng từ 1/1/2021 khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành. Trước đây, theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là ngành nghề kinh doanh hợp pháp nhưng có điều kiện kinh kinh. Tuy nhiên, các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ tại Nghị định này đã bị bãi bỏ bởi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập mới với ngành nghề kinh doanh này hoặc bổ sung ngành nghề này sẽ bị từ chối với lý do ngành nghề bị cấm kinh doanh theo quy định pháp luật. Do đó, Quý vị cần lưu ý vấn đề này. Trường hợp vẫn hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên thực tế, Quý vị có thể bị áp dụng các chế tài theo quy định pháp luật.
Tại sao kinh doanh dịch vụ đòi nợ bị cấm?
Bản chất kinh doanh dịch vụ đòi nợ là thực hiện công việc đòi nợ theo ủy quyền từ chủ nợ, đây vốn là hoạt động không xấu. Tuy nhiên, thực tế, kinh doanh dịch vụ đòi nợ có nhiều biến tướng của nó, hay nói một cách chính xác là việc các cá nhân, tổ chức đòi nợ thuê lợi dụng việc đăng ký kinh doanh ngành, nghề này để tiến hành các hoạt động đòi nợ bằng các biện pháp trái pháp luật như cố ý làm hư hỏng, gây thiệt hại đến tài sản của người vay và những người có liên quan, gây rối trật tự công cộng, đe dọa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người vay và những người có liên quan đến người vay.
Thực tế, nhiều trường hợp chúng ta thấy nhiều trường hợp tạt sơn, ném mắm tôm vào nhà người vay, cho nhiều người đến gây rối tại nơi ở, nơi làm việc của người vay, đe dọa giết, đánh người vay và những người thân của người vay, lan truyền những thông tin sai sự thật, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người vay.
Xử phạt kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Điều 7 mục 2 chương II Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định như sau:
Điều 7. Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định này, được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022 quy định:
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Như đã chia sẻ trên đây, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là ngành nghề bị cấm kinh doanh, nếu cá nhân thực hiện kinh doanh ngành nghề này thì có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Mức phạt tiền với tổ chức thực hiện hành vi này gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Ngoài ra, trong trường hợp cụ thể, người kinh doanh dịch vụ đòi nợ có thể bị xử lý về các tội phạm như Cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng,… nếu đủ yếu tố cấu thành các tội phạm này.
Trên đây là những chia sẻ của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc về Có được kinh doanh ngành nghề dịch vụ đòi nợ không? Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viếtcó thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc