Cổ đông lớn là gì?
Cổ đông lớn là gì? Cổ đông nhỏ là gì? Quý vị hãy tham khảo bài viết sau đây của luật Hoàng Phi để hiểu rõ hơn về định nghĩa này
Cổ đông lớn là gì?
Khi thắc mắc về Cổ đông lớn là gì Khách hàng có thể tham khảo quy định pháp lý tại Luật chứng khoan hiện hành. Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.
Cổ phiếu của doanh nghiệp thoạt nhìn chỉ đơn thuần phản ánh các hoạt động kinh doanh của công ty trên thương trường song thực chất sâu tồn tại trong đó là sự phản ánh các hoạt động nội bộ giữa các cổ đông lớn và nhỏ.
Vậy cổ đông lớn là gì? Cổ đông nhỏ là gì? Quyền lợi của cổ đông lớn được quy định như thế nào? Khách hàng quan tâm, vui lòng tham khảo nội dung bài viết sau đây của chúng tôi.
Cổ đông lớn là gì? Cổ đông nhỏ là gì?
Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.
Cổ đông nhỏ là những cổ đông chỉ nắm dưới 5% cổ phần của doanh nghiệp. Thường là những nhà đầu tư cá nhân.
Lưu ý: Nhiều Khách hàng khi tìm hiểu cổ đông lớn là gì nhiều Khách hàng lại nhầm lẫn sang cổ đông của Luật Doanh nghiệp. Hiểu theo Pháp luật doanh nghiệp thì Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp, hiểu đơn giản thì họ là người nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp.
Trong cổ đông của Luật doanh nghiệp theo loại hình công ty cổ phần thì cổ đông được chia dưới 4 hình thức đó là cổ đông ưu đãi, cổ đông đặc biệt, cổ đông sáng lập và cổ đông thường.
Dưới đây nhằm để hiểu rõ hơn trong sự phân biệt giữa cổ đông lớn là gì trong chứng khoán và cổ đông trong doanh nghiệp cổ phần thì chúng tôi sẽ giúp Khách hàng hiểu rõ hơn về các hình thức cổ đông này.
Cổ đông sáng lập, dây là những người góp vốn vào giai đoạn đầu thành lập công ty, công ty cổ phần thành lập phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập.
Cổ đông ưu đãi là những cổ đông được ưu tiên một quyền nào đó, ví dụ như quyền hưởng tỷ lệ cổ tức nhất định trước khi lợi nhuận được chia cho các nhà đầu tư khác hay nhận lại giá trị của cổ phần khi có yêu cầu song sẽ bị hạn chế một số quyền nhất định như: quyền ứng cử vào bộ máy quản trị của công ty hay các quyền biểu quyết.
Cổ đông đặc biệt Chỉ nắm lượng ít cổ phần nhưng lại có quyền phủ quyết một số các quyết định quan trọng.
Cổ đông thường là hình thức cổ đông mà nhà đầu tư không nằm trong 03 trường hợp cổ đông trên.
Quyền lợi của cổ đông lớn, nhỏ trong hoạt động phát triển cổ phiếu như thế nào?
Như đã giải thích ở trên thì Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành. Từ đó trong hoạt động chứng khoán Cổ đông lớn thường được hiểu sẽ có quyền lực hơn.
Nhưng thực chất quyền lợi là như nhau trên mỗi cổ phần. Chỉ là cổ đông lớn sở hữu nhiều cổ phần và có lợi hơn trong quá trình biểu quyết một quyết định nào đó. Vì họ có được số phiếu nhiều hơn, xác suất sẽ cao hơn.
Tùy vào tỷ lệ nắm giữ 75%, 51%, 36%, 10%, 5%… mà có những quyền lợi riêng, ví dụ như:
Nhóm hoặc cổ đông sở hữu 75% cổ phần sẽ nắm quyền kiểm soát công ty và thông qua được mọi quyết định của công ty.
Tuy nhiên 2 con số phổ biến và biết nói khi nắm giữ cổ phần là 51% và 36%. Khi nắm giữ 51% thì được đề xuất rất nhiều quyết định và 36% là thì quyền phủ quyết các quyết định quan trọng
Tương tự như vậy thì nhắc đến cổ đông nhỏ sẽ có sự lép vế hơn so với cổ đông lớn. Lý do chính là cổ đông nhỏ nắm giữ ít cổ phần nên chủ doanh nghiệp cũng ít phần không kiêng nể.
Phần lớn chủ doanh nghiệp họ nghĩ những cổ đông nhỏ đầu tư chủ yếu chỉ vì muốn lợi nhuận cho cá nhân nên những hoạt động của doanh nghiệp cũng không mảy may quan tâm đến. Trong quá trình hoạt động có lời thì không sao nhưng một khi lỗ là sẽ có tranh chấp xảy ra.
Thường thì chúng tôi thấy ở các doanh nghiệp hiện tại, phổ biến việc các doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ các cổ đông nhỏ, dẫn đến các cổ đông nhỏ cảm thấy bị chèn ép và không được tôn trọng.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Cổ đông lớn là gì? Khách hàng quan tâm nội dung bài viết, có vấn đề gì không hiểu, có thể phản hồi trực tiếp để nhân viên giải đáp thắc mắc.
>>>>>> Tham khảo bài viết: Thành lập Công ty cổ phần
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc