Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã như thế nào?

Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã như thế nào? Cơ cấu tổ chức hợp tác xã gồm: Đại hội xã viên, Ban quản trị, Ban kiểm soát ,Chủ nhiệm hợp tác xã.

Bài viết “Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã như thế nào?” được Thuế Gia Lộc chia sẽ lại cho cộng đồng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ với trực tiếp số điện trong bài viết nha. Rất mong nhận sự ủng hộ dịch vụ của quý khách thông qua website này.

Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã như thế nào? Cơ cấu tổ chức hợp tác xã gồm: Đại hội xã viên, Ban quản trị, Ban kiểm soát ,Chủ nhiệm hợp tác xã.

Số hotline dành cho doanh nghiệp / cửa hàng kinh doanh tại Việt Nam:

  • Dịch vụ kế toán, hóa đơn điện tử, chữ ký số 0938.123.657 Ms Lan 
  • Thủ tục hành chính giấy phép kinh doanh: 0906.657.659 Mr Vương
  • Thiết kế web giá rẻ, clone web theo yêu cầu: 039.365.1247 Anh Thịnh Bạn của Mark Zuckerberg
  • Marketing online và Ads: 08.5759.8368 Ms Ngọc Hương – Guest post miễn phí [email protected]
  • Bán hàng online trên sàn Hùng Vương Plaza https://hungvuongplaza.com ( 100% vốn việt nam, không lệ phí sàn, tự giao hàng… Hùng Vương plaza hỗ trợ marketing, quảng bá thông qua hợp đồng với khách hàng)
  • Danh bạ doanh nghiệp: https://chukysoca.com/info

Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã như thế nào?

Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã như thế nào? Cơ cấu tổ chức hợp tác xã gồm: Đại hội xã viên, Ban quản trị, Ban kiểm soát ,Chủ nhiệm hợp tác xã.

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quản lý theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng nên tất cả các thành viên, hợp tác xã thành viên cùng tham gia quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông qua việc họ có quyền biểu quyết, quyết định các vấn đề của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Các cơ quan quản lý và kiểm soát của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do Đại hội thành viên trực tiếp bầu. Biểu quyết của thành viên, hợp tác xã thành viên có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào vốn góp hay chức vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên. 

Luật Hợp tác xã 2003 quy định: tổ chức quản lý hợp tác xã phải tách rõ chức năng quản lý với chức năng điều hành để đáp ứng nhu cầu của một số hợp tác xã đã phát triển ở trình độ cao. Cơ cấu tổ chức quản lý hợp tác xã gồm: Đại hội xã viên, Ban quản trị, Ban kiểm soát và Chủ nhiệm hợp tác xã.

Việc thành lập một bộ máy thực hiện cả hai chức năng hay tách riêng thành hai bộ máy để thực hiện từng chức năng sẽ do Hội nghị thành lập hợp tác xã hoặc Đại hội xã viên tự quyết định tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng hợp tác xã.

Cơ cấu tổ chức quản lý của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2012 gồm: Đại hội thành viên; Hội đồng quản trị; Giám đốc (Tổng Giám đốc) và Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên. (Hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên, liên hiệp hợp tác xã có từ 10 hợp tác xã thành viên phải bầu Ban kiểm soát. Đối với hợp tác xã có dưới 30 thành viên, liên hiệp hợp tác xã có dưới 10 hợp tác xã thành viên, việc thành lập Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do Điều lệ quy định). Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. 

Khác với Luật Hợp tác xã 2003, Luật Hợp tác xã 2012 đổi tên gọi các cơ quan quản lý, điều hành của hợp tác xã giống như tên gọi các cơ quan quản lý điều hành của công ty và phân công rõ quyền quản lý hợp tác xã thuộc về Hội đồng quản trị, quyền quản lý điều hành hoạt động của hợp tác xã thuộc về Giám đốc (Tổng Giám đốc). Ngoài ra, Luật Hợp tác xã 2012 đã bổ sung quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng các chức danh quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại Điều 41.

Mục lục

Đại hội thành viên

Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đại hội thành viên gồm Đại hội thành viên thường niên và Đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu (sau đây gọi chung là Đại hội thành viên). Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có 100 thành viên, hợp tác xã thành viên trở lên có thể tổ chức Đại hội đại biểu thành viên.

Đại hội thành viên có quyền và nhiệm vụ sau đây: 

– Thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong năm; báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; 

– Phê duyệt báo cáo tài chính, kết quả kiểm toán nội bộ; 

– Phương án phân phối thu nhập và xử lý khoản lỗ, khoản nợ; lập, tỷ lệ trích các quỹ; phương án tiền lương và các khoản thu nhập cho người lao động đối với hợp tác xã tạo việc làm; 

– Phương án sản xuất, kinh doanh; 

– Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất; 

– Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; tham gia liên hiệp hợp tác xã, tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 

– Tăng, giảm vốn điều lệ, vốn góp tối thiểu; thẩm quyền quyết định và phương thức huy động vốn; 

– Xác định giá trị tài sản và tài sản không chia; – Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 

– Việc thành viên hội đồng quản trị đồng thời là Giám đốc Tổng giám đốc) hoặc thuê Giám đốc (Tổng giám đốc); ĐT 

– Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; tăng, giảm số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; 

– Chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản cố định; 

– Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 

– Sửa đổi, bổ sung điều lệ; LỘC – Mức thù lao, tiền thưởng của thành viên hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; tiền công, tiền lương và tiền thưởng của Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó tổng giám đốc) và các chức danh quản lý khác theo quy định của Điều lệ; 

– Chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Luật Hợp tác xã 2012; 

– Những nội dung khác do hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên hoặc ít nhất một phần ba tổng số xã viên đề nghị. 

Quy định triệu tập Đại hội thành viên của hợp tác xã 

Quy định triệu tập Đại hội thành viên của hợp tác xã tại Điều 31 Luật Hợp tác xã 2012 khác với quy định tại Luật Hợp tác xã 2003 ở điểm: Luật Hợp tác xã 2012 bổ sung thêm quy định về việc điều kiện hợp lệ khi triệu tập các cuộc họp Đại hội thành viên lần thứ hai, Đại hội thành viên lần thứ ba. Quy định này của Luật Hợp tác xã 2012 được xây dựng giống như quy định điều kiện triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên và cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. 

Biểu quyết trong Đại hội thành viên được thể hiện tại Điều 34 Luật Hợp tác xã 2012 như sau: 

– Các nội dung sau đây phải được Đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 75% tổng số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành: 

+ Sửa đổi, bổ sung Điều lệ; 

+ Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 

+ Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. 

– Các nội dung khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được thông qua khi có trên 50% tổng số đại biểu quyết tán thành. 

– Mỗi thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự Đại hội thành viên có một phiếu biểu quyết. Phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên.

Hội đồng quản trị 

Hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là cơ quan quản lý hợp tác xã do hội nghị thành lập hoặc Đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. 

Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch và thành viên. Chủ tịch Hội đồng quản trị là đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định tại Điều 37 Luật Hợp tác xã 2012. 

Số lượng thành viên Hội đồng quản trị do Điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người, tối đa là 15 người. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị hợp tác xã do Điều lệ hợp tác xã quy định nhưng tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm. 

Thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã phải đáp ứng các điều kiện: 

– Là thành viên hợp tác xã; 

– Không đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi; anh, chị em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, kiểm soát viên; 

– Điều kiện khác do Điều lệ hợp tác xã quy định. 

Thành viên Hội đồng quản trị liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: 

– Là người đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên; 

– Không đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng liên hiệp hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi; anh, chị em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; kiểm soát viên; 

– Điều kiện khác do Điều lệ liên hiệp hợp tác xã quy định. 

Hội đồng quản trị sử dụng con dấu của hợp tác xã để thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định như sau: 

– Quyết định tổ chức các bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Điều lệ;

– Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội thành viên và đánh giá kết quả hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 

– Chuẩn bị và trình Đại hội thành viên sửa đổi, bổ sung Điều lệ, báo cáo kết quả hoạt động, phương án sản xuất, kinh doanh và phương án phân phối thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị; 

– Trình Đại hội thành viên xem xét, thông qua báo cáo tài chính; việc quản lý, sử dụng các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 

– Trình Đại hội thành viên phương án về mức thù lao, tiền thưởng của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; mức tiền công, tiền lương và tiền thưởng của Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó tổng giám đốc); 

 – Chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản lưu động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền do Đại hội thành viên giao; 

– Kết nạp thành viên mới, giải quyết việc chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Luật Hợp tác xã 2012 và báo cáo Đại hội thành viên; 

– Đánh giá hiệu quả hoạt động của Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó tổng giám đốc); 

– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê Giám đốc (Tổng giám đốc) theo nghị quyết của Đại hội thành viên; 

– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê Phó giám đốc (Phó tổng giám đốc) và các chức danh khác theo đề nghị của Giám đốc (Tổng giám đốc) nếu điều lệ không quy định khác; 

– Khen thưởng, kỷ luật thành viên, hợp tác xã thành viên; khen thưởng các cá nhân, tổ chức không phải là thành viên, hợp tác xã thành viên nhưng có công xây dựng, phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 

– Thông báo tới các thành viên, hợp tác xã thành viên nghị quyết của Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị; 

— Ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị để thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao; 

– Thực hiện quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ, nghị quyết của Đại hội thành viên và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước Đại hội thành viên và trước pháp luật. 

Cách thức làm việc của Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị hợp tác xã họp định kỳ theo quy định của Điều lệ nhưng ít nhất 03 tháng một lần; Hội đồng quản trị liên hiệp hợp tác xã họp định kỳ theo quy định của Điều lệ nhưng ít nhất 06 tháng một lần do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền triệu tập. Hội đồng quản trị họp bất thường khi có yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, Giám đốc Tổng Giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. 

Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị tham dự. Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua theo nguyên tắc đa số, mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau.

Giám đốc (Tổng Giám đốc)

– Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do Đại hội thành viên quyết định bầu Giám đốc (Tổng Giám đốc) trong số thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê. Giám đốc (Tổng Giám đốc) có quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Hợp tác xã 2012. Trường hợp Giám đốc (Tổng Giám đốc) do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê thì ngoài việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Hợp tác xã 2012 còn phải thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo hợp đồng lao động và có thể được mời tham gia cuộc họp Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị.

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoạt động độc lập, kiểm tra và giám sát hoạt động của hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ. 

Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do Đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên Ban kiểm soát do Đại hội thành viên quyết định nhưng không quá 07 người. Ban kiểm soát bắt buộc phải có đối với các hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên, liên hiệp hợp tác xã có từ 10 hợp tác xã thành viên. Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có số lượng thành viên, hợp tác xã thành viên ít hơn số lượng trên thì việc thành lập Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do Điều lệ quy định. 

Ban kiểm soát hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm: Trưởng Ban kiểm soát và các thành viên. Trưởng Ban kiểm soát do Đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số các thành viên Ban kiểm soát, nhiệm kỳ của Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. . 

Kiểm soát viên, thành viên Ban kiểm soát hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: 

– Là thành viên hợp tác xã; 

– Không đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc), kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi; anh, chị em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên khác của Ban kiểm soát; 

– Điều kiện khác do Điều lệ hợp tác xã quy định. 

Kiểm soát viên, thành viên Ban kiểm soát liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: 

– Là người đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Hợp tác xã 2012; 

– Không đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc), kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng liên hiệp hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi; anh, chị em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên khác của Ban kiểm soát; 

– Điều kiện khác do Điều lệ liên hiệp hợp tác xã quy định. 

Quy định tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Ban kiểm soát như vậy nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng, minh bạch cho Ban kiểm soát nhằm thực hiện chức năng kiểm tra và giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) trong hoạt động quản lý, điều hành hợp tác xã. 

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát, kiểm soát viên: 

– Kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ; 

– Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quyết định của Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị và quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 

– Giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật, Điều lệ, nghị quyết của Đại hội thành viên, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 

– Kiểm tra hoạt động tài chính, việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản, vốn vay của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các khoản hỗ trợ của Nhà nước; 

– Thẩm định báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm của Hội đồng quản trị trước khi trình Đại hội thành 

viên; 

– Tiếp nhận kiến nghị liên quan đến hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Hội đồng quản trị, Đại hội thành viên giải quyết theo thẩm quyền; 

– Trưởng Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết;

– Thông báo cho Hội đồng quản trị và báo cáo trước Đại hội thành viên về kết quả kiểm soát, kiến nghị Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) khắc phục những yếu kém, vi phạm trong hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 

– Yêu cầu cung cấp tài liệu, sổ sách, chứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát nhưng không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác; 

– Chuẩn bị chương trình và triệu tập Đại hội thành viên bất thường theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Hợp tác xã 2012; 

– Thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên được hưởng thù lao và được trả các chi phí cần thiết khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; 

– Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Hợp tác xã và Điều lệ.

Chúc bạn thành công!

Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
Dịch vụ kế toán Lộc Phát
Dịch vụ kế toán Lộc Phát
Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!