Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?

Khách hàng quan tâm đến Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không? vui lòng theo dõi nội dung bài viết.

Khách hàng quan tâm đến Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không? vui lòng theo dõi nội dung bài viết.

Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?

Tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.

Mục lục

    Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?

    Chứng chỉ năng lực xây dựng là bản đánh giá vắn tắt của Bộ Xây Dựng, Sở xây dựng cấp cho các đơn vị, công ty khi có đủ điều kiện, năng lực tham gia các hoạt động trên lĩnh vực xây dựng. Đây là thủ tục, cơ sở pháp lý đối với các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Nếu các tổ chức không có chứng chỉ năng lực thì tổ chức đó không được tham gia các hoạt động như thi công công trình, đấu thầu, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình theo quy định tại Nghị định 100/2018/NĐ-CP.

    Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là sự công nhận hợp pháp của chính phủ về năng lực thi công, giám sát, quản lý của các doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực này. Nó là cách thể hiện trình độ chuyên môn, thế mạnh của các công ty trước khách hàng của mình. Đồng thời, nó giúp bạn có thể tránh các rắc rối về thủ tục pháp lý khi vận hành, quản lý, thi công công trình.

    Có 3 hạng chứng chỉ năng lực xây dựng: hạng I do Cục quản lý xây dựng thuộc Bộ xây dựng cấp; Còn Sở Xây dựng có thẩm quyền cấp chứng chỉ hạng II, III.

    Chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:

    – Nhóm thứ nhất: có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.

    – Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.

    Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực; quản lý cấp mã số chứng chỉ năng lực; hướng dẫn về đánh giá cấp chứng chỉ năng lực; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình; tổ chức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ năng lực trực tuyến.

    Điều kiện chung để cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

    – Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
    – Nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
    – Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
    – Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.
    – Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức có hiệu lực tối đa trong thời hạn 5 (năm) năm. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày có thay đổi, hết hiệu lực thì phải làm thủ tục cấp lại.

    Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?

    Có, bởi theo quy định của pháp luật hiện hành thì chứng chỉ năng lực xây dựng là một trong những điều kiện tiên quyết để các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có thể tiến hành thi công công trình nghiệm thu và thanh quyết toán… Một doanh nghiệp có thể đề nghị cấp chứng chỉ năng lực cho một hoặc nhiều lĩnh vực, những lĩnh vực hoạt động xây dựng cần phải có chứng chỉ năng lực xây dựng bao gồm:

    – Lĩnh vực khảo sát xây dựng (địa hình, địa chất).

    – Lĩnh vực lập quy hoạch xây dựng.

    – Lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình xây dựng và thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.

    – Lĩnh vực quản lý dự án.

    – Lĩnh vực thi công xây dựng công trình.

    – Lĩnh vực giám sát thi công công trình xây dựng.

    – Lĩnh vực kiểm định xây dựng.

    – Lĩnh vực tư vấn quản lý chi phí đầu tư

    Trường hợp nào không cần chứng chỉ năng lực xây dựng?

    Khoản 3 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định, tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực xây dựng khi tham gia các công việc sau:

    – Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;

    – Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

    – Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

    – Thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;

    – Tham gia hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;

    – Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014.

    Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề phù hợp và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định.

    Hồ sơ xin cấp chứng chỉ xây dựng gồm những gì?

    Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực bao gồm các tài liệu sau:

    – Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực (theo mẫu);

    – Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh chụp màu từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu các giấy tờ sau:

    + Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;

    + Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);

    + Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;

    + Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;

    + Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);

    + Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.

    Thời gian cấp chứng chỉ xây dựng mất bao lâu?

    Tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.

    Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

    Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về: Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?  Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ Đại Lý Thuế Gia Lộc 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *