Chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh gồm những ai?

Thực tế thấy được rằng hộ kinh doanh hiện nay được thành lập ngày càng nhiều, Chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh gồm những ai?

Thực tế thấy được rằng hộ kinh doanh hiện nay được thành lập ngày càng nhiều, Chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh gồm những ai?

Chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh gồm những ai?

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Thực tế thấy được rằng hộ kinh doanh hiện nay được thành lập ngày càng nhiều, vậy Chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh gồm những ai? nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp quý độc giả giải đáp vấn đề này.

Mục lục

    Hộ kinh doanh là gì?

    Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

    Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các trường hợp không cần đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

    – Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

    – Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.

    Tuy nhiên nếu kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện thì những đối tượng nêu trên vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    – Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

    – Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

    Ưu điểm và hạn chế của hộ kinh doanh

    Trước khi trả lời cho câu hỏi Chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh gồm những ai? cần nắm được ưu điểm và hạn chế khi thành lập hộ kinh doanh.

    – Ưu điểm của hộ kinh doanh:

    + Hồ sơ thành lập và thủ tục thành lập hộ kinh doanh đơn giản hơn so với thành lập doanh nghiệp.

    + Số lượng lao động của hộ kinh doanh ít nên dễ dàng quản lý, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, nộp thuế khoán ít phù hợp với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít. 

    + Theo quy định mới tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm.

    Theo đó hộ kinh doanh phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và thông báo với Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

    – Nhược điểm của hộ kinh doanh: 

    + Chủ thể thành lập hộ kinh doanh thu hẹp lại chỉ bao gồm: Cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình, không còn “nhóm các cá nhân” như trong luật cũ nữa.

    + Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, quy mô kinh doanh nhỏ nên không dễ huy động vốn hay mở rộng quy mô kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

    + Tính chất hoạt động manh mún, không xuất được hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng nên hạn chế đối tác mua bán và không được khấu trừ tiền thuế như doanh nghiệp.

    Chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh gồm những ai?

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

    – Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

    – Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

    – Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan

    Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

    Như vậy theo quy định trên thì cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh trừ một số trường hợp như đã nêu ở trên.

    Quyền của hộ kinh doanh

    Chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh gồm những ai? đã được giải đáp ở nội dung trên, theo đó hộ kinh doanh có quyền như sau:

    – Hộ kinh doanh tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.

    – Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

    Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ.

    – Đối với hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong hộ quyết định. Hộ gia đình cử một người có đủ điều kiện là đại diện cho hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.

    – Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

    – Chủ hộ kinh doanh có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh, chấm dứt hoạt động kinh doanh.

    – Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.

    – Hộ kinh doanh có quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

    – Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

    Nghĩa vụ của hộ kinh doanh

    Ngoài việc được thực hiện các quyền theo quy định như trên thì hộ kinh doanh cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ như sau:

    – Không được kinh doanh những ngành, nghề bị cấm kinh doanh. Trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề bị cấm thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo về hành vi vi phạm và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

    – Thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    – Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

    – Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

    – Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    – Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

    – Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh.

    – Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.

    Năng lực của Đại Lý Thuế Gia Lộc trong lĩnh vực Doanh nghiệp

    • DỰ ÁN DOANH NGHIỆPDỰ ÁN DOANH NGHIỆP
    • DỊCH VỤ DOANH NGHIỆPDỊCH VỤ DOANH NGHIỆP
    • HỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TYHỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TY

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *