Các phương pháp định giá doanh nghiệp
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới Quý độc giả Các phương pháp định giá doanh nghiệp, mời Quý vị theo dõi.
Các phương pháp định giá doanh nghiệp
Định giá doanh nghiệp (Business valuation) là khái niệm thường được bắt gặp trong lĩnh vực kinh tế, nó cũng là một trong những hoạt động thường xuyên được đề cập trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển sôi động như hiện nay, thì nhu cầu xác định giá trị của một doanh nghiệp nào đó là rất cần thiết, bởi nó ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cũng như các đối tác có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp đó…
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề định giá doanh nghiệp, trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến các phương pháp định giá doanh nghiệp.
Định giá doanh nghiệp là gì?
Hiện nay, nhu cầu định giá doanh nghiệp ngày càng nhiều, xuất phát từ việc muốn xác định được giá trị của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích khác nhau.Vậy định giá doanh nghiệp là gì?
Định giá doanh nghiệp (Business valuation) là khái niệm thường được bắt gặp trong lĩnh vực kinh tế, nó cũng là một trong những hoạt động thường xuyên được đề cập trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp thường được tiến hành khi một doanh nghiệp đang muốn bán toàn bộ hoặc một phần hoạt động của mình hoặc tìm cách hợp nhất hoặc mua lại một doanh nghiệp khác. Định giá doanh nghiệp là quá trình xác định giá trị hiện tại của doanh nghiệp, sử dụng các thước đo khách quan và đánh giá tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp.
Định giá doanh nghiệp có thể bao gồm phân tích về ban lãnh đạo của doanh nghiệp, cấu trúc vốn, triển vọng thu nhập trong tương lai hoặc giá trị thị trường của tài sản của doanh nghiệp đó. Các công cụ được sử dụng để định giá có thể khác nhau giữa các nhà đánh giá, doanh nghiệp và ngành. Các cách tiếp cận phổ biến để xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm xem xét báo cáo tài chính, chiết khấu mô hình dòng tiền và so sánh các doanh nghiệp tương tự.
Việc định giá góp phần quan trọng vào việc thực hiện báo cáo thuế. Tổng cục thuế yêu cầu doanh nghiệp phải được định giá dựa trên giá trị thị trường hợp lý của nó. Sự kiện phát sinh liên quan đến thuế như bán, mua hoặc tặng cho cổ phiếu của một doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế tùy thuộc vào việc định giá.
Vai trò của Định giá doanh nghiệp có những vai trò sau:
Định giá doanh nghiệp có những vai trò sau:
+ Đối với các hoạt động giao dịch, mua bán, hợp nhất, chia nhỏ doanh nghiệp
Mua bán, hợp nhất hoặc chia nhỏ, sáp nhập doanh nghiệp là các hoạt động giao dịch phổ biến trong cơ chế thị trường. Để các giao dịch này được diễn ra một cách đúng đắn, chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần đánh giá các yếu tố tác động đến doanh nghiệp. Trong đó, giá trị doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng. Việc định giá doanh nghiệp cung cấp các dữ liệu chi tiết về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trước đây, danh sách các tài sản hữu hình và vô hình, bảng phân tích các khoản nợ và thông tin định tính về các khía cạnh của công ty. Dựa vào đó, ta có thể dự đoán lợi nhuận mà công ty có thể thu được trong những năm tới và giúp xác định mức giá hợp lý cho doanh nghiệp.
+ Đối với các quyết định kinh doanh
Có thể nói, giá trị doanh nghiệp là một cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định về tài chính và chiến lược kinh doanh một cách đúng đắn. Thực chất, giá trị doanh nghiệp phản ánh năng lực tổng thể, khả năng tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nhờ đó, nhà quản trị doanh nghiệp có thể nhìn nhận được khả năng cạnh tranh không những của doanh nghiệp mình mà còn cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
+ Đối với các nhà tài trợ và đầu tư
Việc xác định giá trị doanh nghiệp phản ánh khả năng tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nó bao gồm các số liệu cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, mức độ uy tín, tiềm năng phát triển, cơ hội của một doanh nghiệp trong tương lai. Do đó, giá trị doanh nghiệp là một trong những cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư, nhà tài trợ đưa ra các quyết định đúng đắn liên quan đến đầu tư, tài trợ, hợp tác, liên doanh hay dừng hợp tác, thu hồi vốn… bởi mục đích cuối cùng của bất cứ nhà đầu tư nào đều là bảo toàn vốn và khả năng sinh lời cao.
Các phương pháp định giá doanh nghiệp
– Phương pháp tài sản
Tiếp cận dựa trên tài sản là một phương pháp giá doanh nghiệp tập trung vào giá trị tài sản ròng của một doanh nghiệp. Giá trị tài sản ròng được xác định bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi tổng nợ phải trả. Phương pháp tài sản xác định tài sản ròng của một doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính, báo cáo kiểm kê tài sản, vật tư hàng hóa, các chứng từ, sổ sách kế toán của doanh nghiệp những năm gần nhất, tiền vốn…
– Phương pháp chiết khấu dòng tiền
Khái niệm chiết khấu dòng tiền: Chiết khấu dòng tiền (DCF) là một phương pháp định giá được sử dụng để ước tính giá trị của một khoản đầu tư dựa trên các dòng tiền dự kiến thu được trong tương lai của nó. Giá trị hiện tại của dòng tiền kỳ vọng trong tương lai được tính bằng cách sử dụng tỷ lệ chiết khấu để tính dòng tiền chiết khấu (DCF). Nếu dòng tiền chiết khấu (DCF) cao hơn chi phí đầu tư hiện tại, cơ hội có thể mang lại lợi nhuận dương.
– Phương pháp tỷ số P/E
Phương pháp giá trị thị trường trên thu nhập P/E (Price-to-Earnings) là tỷ số để định giá một doanh nghiệp dựa trên mối quan hệ giữa giá thị trường hiện tại của một cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu. Phương thức hoạt động của phương pháp này là so sánh tỷ số P/E của doanh nghiệp đối thủ trong ngành để tìm ra giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Các phương pháp định giá doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Các phương pháp định giá doanh nghiệp bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được tư vấn trực tiếp.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc