Các bước Quyết toán thuế công ty Xây dựng

Các bước Quyết toán thuế công ty Xây dựng gồm những bước cơ bản được hướng dẫn cụ thể trong nội dung bài viết sau.

Các bước Quyết toán thuế công ty Xây dựng gồm những bước cơ bản được hướng dẫn cụ thể trong nội dung bài viết sau.

Các bước Quyết toán thuế công ty Xây dựng

Các bước Quyết toán thuế công ty Xây dựng

Mục lục

    Quyết toán thuế công ty Xây dựng

    Hướng dẫn cách quyết toán thuế công ty xây dựng. Trước khi quyết toán thuế cần chuẩn bị những gì? sắp xếp hồ sơ chứng từ kế toán như thế nào? Là câu hỏi của nhiều doanh nghiệp khi đứng truớc kỳ quyết toán. Mỗi công ty kinh doanh theo hình thức riêng đều có hướng làm quyết toán thuế riêng, về chứng từ, sổ sách đều khác, với công ty xây dựng thì công việc của kế toán viên phải làm như sau:

    Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế

    Nghị định 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật quản lý thuế sửa đổi

    Công văn 1022/TCT-TNCN năm 2016 Hướng dẫn khai tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

    Thủ tục Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

    1. Báo cáo thuế năm:

    + Đối với Báo cáo tài chính và các báo cáo năm:

    • Phô tô báo cáo tài chính các năm
    • Phô tô quyết toán thuế TNDN các năm
    • Phô tô quyết toán thuế TNCN các năm
    • Phô tô giấy phép kinh doanh

    + Đối với những năm nộp qua mạng thì:

    • In toàn bộ ra thành 02 bản: 01 dùng lưu trữ, 01 bản gửi cán bộ thuế sau này
    • Phải in tờ xác nhận đã nộp tờ khai qua mạng thành công của tổng cục thuế

    + Đối với Báo cáo thuế:

    • Copy báo cáo thuế 12 các năm gộp lại 1 file excel: gồm bảng kê đầu ra và đầu vào
    • Lọc một bản những hóa đơn > 20.000.000, nếu ghi chú được ngày thanh toán UNC càng tốt

    Phô tô sẵn các ủy nhiệm chi để sẵn đi kèm giải trình theo những hóa đơn > 20.000.000.

    • Thuế vãng lai ngoại tỉnh thì phô tô các giấy rút tiền từ ngân sách nhà nước
    • Phô tô sẵn các giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước: thuế GTGT, TNDN, Môn bài, Phạt vị phạm hoặc khác….

    2. Hợp đồng kinh tế:

    + Hợp đồng kinh tế:

    • Những hợp đồng kinh tế mà chưa xuất hóa đơn
    • Những hợp đồng kinh tế mà đã xuất hóa đơn, nghiệm thu, thanh lý.

    + Liệt kê danh sách các công trình:

    • Danh sách công trình đang thi công dở dang còn treo TK 154
    • Danh sách công trình đã thi công xong và hoàn thành nghiệm thu
    • Thời gian từ ngày nào đến ngày nào kết thúc công trình, doanh thu bao nhiêu, thuế GTGT bao nhiêu…..

    + Sắp xếp:

    • Hợp đồng của năm nào sắp cho năm đó đóng vào bìa còng
    • Các văn bản kèm theo hợp đồng: thanh lý, nghiệm thu, xác nhận khối lượng…..
    • Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự hợp đồng đầu vào đã giao dịch trong năm: Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có: hợp đồng, biên bản nghiệm thu hoặc giao nhận, thanh lý hợp đồng, phiếu xuất kho bên bán, nếu tốt thì lập một phai excel theo dõi ngày mua bán theo hợp đồng, giá trị, ngày ngày hóa đơn, ngày thanh toán = UNC là ngày nào…… sau khi kiểm tra đầy đủ thì đóng thành quyển lưu trữ bìa còng cẩn thận.

    + Hợp đồng lao động:

    • Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương: hợp đồng lao động, bảng lương, phải có chữ ký đầy đủ.
    • Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương và các văn bản khác liên quan đến lao động tiền lương.

    3. Thống kê Ủy Nhiệm Chi:

    • Lập một file danh sách theo dõi những hóa đơn > 20.000.000 chi tiết chuyển khoản ngày nào? cho hóa đơn nào? nếu thanh toán không theo hóa đơn thì phải gom chung công nợ đối tượng khách hàng đó lại và liệt kê ngày thanh toán.
    • Phô tô tất cả những ủy nhiệm chi này đóng lại thành một cuốn bằng Kẹp Acco nhựa hoặc sắt

    4. Sổ sách: In toàn bộ chi tiết và đầy đủ: sổ cái, nhât ký chung, cân đối phát sinh, kết quả kinh doanh tháng, sổ quỹ các loại……

    • Đóng quyển và bỏ vào thùng Carton sếp ngăn nắp gọn gàng cho năm đó, xem ký tá, đóng đấu đã đầy đủ chưa, mỗi năm một thùng không để lộn xộn .

    Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức NCK)

    • Sổ nhật ký chung
    • Sổ nhật ký bán hàng
    • Sổ nhật ký mua hàng
    • Sổ nhật ký chi tiền
    • Số nhật ký thu tiền
    • Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
    • Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
    • Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
    • Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
    • Sổ cái các tài khoản: 131 , 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,…621, 622, 627, 641, 642,…Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15.
    • Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
    • Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
    • Sổ khấu hao tài sản cố định
    • Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
    • Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
    • Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho: 152,156,155
    • Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).

    Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.

    • Sổ sách đóng thành từng quyển, có nếu doanh nghiệp lớn, 1 tháng 1 cuốn, nếu doanh nghiệp nhỏ thì 1-2-3…..12 tháng gom lại thành một quyển
    • Sau khi in sổ sách xong thì phải ký tá, đóng dấu đầy đủ
    • Sổ sách đóng dấu giáp lai sau khi in và ký tá xong

    5. Khai báo thuế & chứng từ thu chi:

    + Sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào – đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng: Bắt đầu tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính bao gồm:

    • Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng
    • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn,
    • Môn Bài
    • Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý
    • Các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thuế, được đóng thành quyển, mỗi tháng một quyển bằng Kẹp Acco nhựa hoặc sắt
    • Kiểm tra Các chứng từ đi kèm: phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi….của hóa đơn báo cáo trên bảng kê đã đầy đủ chưa.

    6. Thống kê sẵn một số tài khoản ra excel: tùy theo yêu cầu của mỗi đơn vị thuế kiểm tra

    • TK 154
    • TK 334
    • TK 621
    • TK 622
    • TK 623
    • TK 627
    • TK 632
    • TK 152
    • ……

    7. Chuẩn bị chứng từ và số liệu để giải trình sẵn:

    a/ Tổng PS Có TK 152 đối chiếu với Phát sinh 621 tại sao lại không bằng:

    • Vì có những thứ xuất thẳng không qua tài khoản 152
    • Có những nguyên vật liệu dùng cho: 627,632,641,642,154* không nhất thiết qua tài khoản 621 nên cần có bảng kê chi tiết dùng cho các tài khoản này giá trị tiền chi tiết theo ngày tháng năm là bao nhiêu

    Tổng phát sinh Có TK 152: Tổng PS Có TK 152 đối chiếu với Phát sinh 621 tại sao lại không bằng

    • Tổng xuất dùng cho công trình trong năm
    • Tổng xuất bán trong năm

    b/ Tổng hợp chi phí lương 12 tháng trong năm:

    • Tổng hợp số liệu chi phí lương

    Chi tiết theo tháng phát sinh:

    • Tổng hợp chi phí lương văn phòng hàng tháng
    • Tổng hợp chi phí lương công nhân sản xuất hàng tháng đối chiếu với Cân đối Phát Sinh xem có khớp hay không
    • Đối chiếu cùng Quyết toán thuế TNCN nhân trong năm
    • Đối chiếu lại Hợp đồng lao động mức lương căn bản, phụ cấp theo lương… có khớp với hợp đồng lao động
    • Chữ ký có đầy đủ hay không

    Tổng hợp và chuẩn bị như sau:

    • Lương, thưởng:
    • Hợp đồng lao động + chứng minh thư phô tô
    • Bảng chấm công hàng tháng
    • Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
    • Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
    • Tất cả có ký tá đầy đủ
    • Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN
    • Tờ khai: Quyết tóan thuế TNCN cuối năm
    • Tờ khai thuế TNCN tháng quý nếu có phát sinh
    • Các chứng từ nộp thuế TNCN nếu có

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đội hỗ trợ kê khai thuế, giấy phép và dịch vụ công: 0906.657.659 - Phí hỗ trợ online đăng ký chỉ từ 150 - 300k tùy loại. Liên hệ qua zalo A Vương để hỗ trợ nha!
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Dịch vụ kế toán Lộc Phát
    Ủng hộ dịch vụ Lộc Phát nha! Cảm ơn các bạn!