Bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải
Khách hàng theo dõi nội dung bài viết về Bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải để có thêm thông tin chi tiết.
Bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải
Khi có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải là gì?
Bổ sung ngành nghề kinh doanh Vận tải là việc doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, sản xuất một ngành nghề mới chưa có trong danh sách ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khi thay đổi các nội dung sau:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
c) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Mã ngành nghề kinh doanh vận tải là mã bao nhiêu?
Mã ngành nghề kinh doanh vận tải đường bộ được quy định trong danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, mã ngành nghề kinh doanh vận tải đường bộ, xe cho người khuyết tật gồm những nhóm sau:
1. 4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
Nhóm này gồm: Vận tải hành khách bằng đường bộ trong nội, ngoại thành, được thực hiện bằng nhiều phương thức (trừ xe buýt) như: tàu điện ngầm, tàu điện chạy bằng tuyến đường ray trên mặt đất hoặc tuyến ray trên cao, ôtô điện… Đặc thù của các phương thức vận tải này là chạy trên các tuyến đường theo lịch trình, giờ giấc cố định, các bến đỗ cố định để đón, trả khách.
Nhóm này cũng gồm:
– Các tuyến đường chạy từ thành phố tới sân bay hoặc từ thành phố tới nhà ga tàu hỏa;
– Hoạt động của đường sắt leo núi, đường cáp trên không… nếu một phần của hệ thống này đi qua nội, ngoại thành.
Loại trừ:
– Vận tải hành khách bằng đường sắt liên tỉnh được phân vào nhóm 49110 (Vận tải hành khách đường sắt)
2. 4932: Vận tải hành khách đường bộ khác
Nhóm này gồm:
– Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh;
– Cho thuê xe có người lái để vận tải hành khách, hợp đồng chở khách đi tham quan, du lịch hoặc mục đích khác;
– Hoạt động của cáp treo, đường sắt trong phạm vi sân bay, đường sắt leo núi.
– Hoạt động quản lý điều hành vận tải hành khách.
Loại trừ:
– Cho thuê xe không kèm người lái được phân vào nhóm 77309 (Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác không kèm người điều khiển chưa được phân vào đâu);
– Vận chuyển của xe cứu thương được phân vào nhóm 86990 (Hoạt động y tế khác chưa được phân vào đâu).
3. 4933: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Nhóm này gồm:
– Vận tải hàng hóa thông thường: vận tải gỗ, vận tải gia súc, nông lâm sản, hàng hóa thông thường khác;
– Vận tải hàng hóa bằng xe chuyên dụng: Xe bồn chở chất lỏng, xe chở hóa chất, xe đông lạnh;
– Vận tải hàng nặng, vận tải container;
– Vận tải phế liệu, phế thải, rác thải, không đi kèm hoạt động thu gom hoặc đổ phế liệu, phế thải, rác thải.
Nhóm này cũng gồm:
– Hoạt động chuyển đồ đạc;
– Cho thuê xe tải có người lái;
– Vận tải hàng hóa bằng xe động vật hoặc người kéo.
Loại trừ:
– Chở gỗ trong rừng như một phần của hoạt động đốn gỗ được phân vào nhóm 02400 (Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp);
– Cung cấp nước bằng xe tải được phân vào nhóm 36000 (Khai thác, xử lý và cung cấp nước);
– Hoạt động của bến bãi để bốc dỡ hàng được phân vào nhóm 5225 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ);
– Dịch vụ đóng hòm, đóng thùng và bao gói hàng hóa để vận chuyển được phân vào nhóm 52299 (Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chưa được phân vào đâu);
– Bưu chính và chuyển phát được phân vào nhóm 53100 (Bưu chính) và nhóm 53200 (Chuyển phát);
– Vận chuyển rác thải như là một công đoạn của hoạt động thu gom rác thải được phân vào nhóm 38110 (Thu gom rác thải không độc hại), nhóm 38121 (Thu gom rác thải y tế) và nhóm 38129 (Thu gom rác thải độc hại khác).
4. 5225: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ
Nhóm này gồm:
– Hoạt động liên quan tới vận tải hành khách, động vật hoặc hàng hóa bằng đường bộ;
– Hoạt động của các bến, bãi ô tô, điểm bốc xếp hàng hóa;
– Hoạt động quản lý đường bộ, cầu, đường hầm, bãi đỗ xe ô tô hoặc gara ôtô, bãi để xe đạp, xe máy;
– Lai dắt, cứu hộ đường bộ.
Nhóm này cũng gồm: Hoá lỏng khí để vận chuyển.
Loại trừ: Bốc dỡ hàng hóa đường bộ được phân vào nhóm 52242 (Bốc xếp hàng hóa đường bộ).
Hồ sơ Bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải cần những gì?
Khi có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải bao gồm:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
Nộp hồ sơ Bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải ở đâu?
Doanh nghiệp đăng ký tài khoản và nộp hồ sơ bằng chữ ký số hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử tới Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ sở kế hoạch đầu tư sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo doanh nghiệp tới nhận kết quả hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ.
Kết quả nhận được: Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Dịch vụ Bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải tại Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc như thế nào?
Với hơn 12 năm hoạt động, cung cấp các dịch vụ pháp lý cho cá nhân, doanh nghiệp như đăng ký sở hữu trí tuệ, thành lập doanh nghiệp, bổ sung ngành nghề kinh doanh, xin giấy phép chúng tôi tự tin Chúng tôi sẽ không làm khách hàng thất vọng.
Đến với dịch vụ trọn gói của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc, chúng tôi sẽ thay khách hàng soạn hồ sơ, thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng để Quý khách hàng thuận lợi thay đổi ngành nghề kinh doanh theo đúng nhu cầu hoạt động của Doanh nghiệp.
Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc bao gồm các công việc:
– Tư vấn giải đáp thắc mắc về mã ngành nghề kinh doanh cần bổ sung của Doanh nghiệp;
– Nhân viên công ty thực hiện toàn bộ thủ tục với cơ quan nhà nước liên quan tới thủ tục bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh;
– Thực hiện nhận kết quả và gửi cho khách hàng.
Trên đây là nội dung bài viết Bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải của Công ty Luật Hoàng Phi. Mong rằng bài viết này sẽ đem đến cho Quý độc giả những thông tin hữu ích.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc