Bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
Bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng như thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.
Bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc bổ sung thêm một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh chưa có vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thủ tục thay đổi, đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh là bắt buộc nếu doanh nghiệp có bất cứ điều chỉnh tăng, giảm về mã ngành trong giấy phép kinh doanh. Nội dung bài viết sau đây sẽ hướng dẫn về Bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng để quý độc giả tham khảo.
Bổ sung ngành nghề kinh doanh là gì?
Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc bổ sung thêm một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh chưa có vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
Trước khi tìm hiểu về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng cần nắm được mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng.
Mã ngành nghề các ngành kinh tế Việt Nam được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, trong đó mã ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng như sau:
1079 – 10790: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
Nhóm này gồm:
– Sản xuất súp và nước xuýt;
– Sản xuất thực phẩm đặc biệt như: Đồ ăn dinh dưỡng, sữa và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có chứa thành phần hoóc môn;
– Sản xuất gia vị, nước chấm, nước sốt như sốt madonnê, bột mù tạt và mù tạt;
– Sản xuất dấm;
– Sản xuất mật ong nhân tạo và kẹo;
– Sản xuất thực phẩm chế biến sẵn dễ hỏng như: Bánh sandwich, bánh pizza tươi.
Nhóm này cũng gồm:
– Sản xuất các loại trà dược thảo (bạc hà, cỏ roi ngựa, cúc la mã);
– Sản xuất men bia;
– Sản xuất nước cốt và nước ép từ thịt, cá, tôm, cua, động vật thân mềm;
– Sản xuất sữa tách bơ và bơ;
– Sản xuất các sản phẩm trứng, albumin trứng;
– Sản xuất muối thanh từ muối mua, bao gồm muối trộn i ốt;
– Sản xuất các sản phẩm cô đặc nhân tạo;
– Sơ chế, làm sạch, sấy khô tổ yến;
– Sản xuất thực phẩm chức năng.
4632: Bán buôn thực phẩm
Nhóm này gồm: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản, rau quả, cà phê, chè, đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột…
Loại trừ:
– Mua rượu vang ở dạng thùng rồi đóng chai mà không làm thay đổi thành phần của rượu được phân vào nhóm 46331 (Bán buôn đồ uống có cồn);
– Bán buôn thức ăn cho động vật cảnh được phân vào nhóm 46329 (Bán buôn thực phẩm khác);
– Pha trộn rượu vang hoặc chưng cất rượu mạnh được phân vào nhóm 1101 (Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh) và nhóm 1102 (Sản xuất rượu vang).
46321: Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt
Nhóm này gồm:
– Bán buôn thịt gia súc, gia cầm tươi, đông lạnh, sơ chế;
– Bán buôn các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, nội tạng dạng thịt từ gia súc, gia cầm.
Loại trừ: Bán buôn gia súc, gia cầm sống được phân vào nhóm 46203 (Bán buôn động vật sống).
46322: Bán buôn thủy sản
Nhóm này gồm: Bán buôn thủy sản tươi, đông lạnh và chế biến như cá, động vật giáp xác (tôm, cua…), động vật thân mềm (mực, bạch tuộc…), động vật không xương sống khác sống dưới nước.
46323: Bán buôn rau, quả
Nhóm này gồm:
– Bán buôn các loại rau, củ, tươi, đông lạnh và chế biến, nước rau ép;
– Bán buôn quả tươi, đông lạnh và chế biến, nước quả ép.
46324: Bán buôn cà phê
Nhóm này gồm: Bán buôn cà phê hạt, đã hoặc chưa rang, cà phê bột.
46325: Bán buôn chè
Nhóm này gồm: Bán buôn các loại chè đen, chè xanh đã hoặc chưa chế biến, đóng gói, kể cả loại chè đóng gói nhỏ pha bằng cách nhúng gói chè vào nước (chè Lippton, Dilmate…).
46326: Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột
Nhóm này gồm:
– Bán buôn đường, bánh, mứt, kẹo, sôcôla, cacao…;
– Bán buôn sữa tươi, sữa bột, sữa cô đặc… và sản phẩm sữa như bơ, phomat…;
– Bán buôn mỳ sợi, bún, bánh phở, miến, mỳ ăn liền và các sản phẩm khác chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột.
46329: Bán buôn thực phẩm khác
Nhóm này gồm:
– Bán buôn trứng và sản phẩm từ trứng;
– Bán buôn dầu, mỡ động thực vật;
– Bán buôn hạt tiêu, gia vị khác;
– Bán buôn thức ăn cho động vật cảnh.
Nếu doanh nghiệp muốn thêm ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng thì doanh nghiệp có thể đăng ký mã ngành 4632: Bán buôn thực phẩm. Chi tiết: bán buôn thực phẩm chức năng và làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm.
Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng gồm:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
Bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng như thế nào?
Để thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
Trường hợp bổ sung ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị sẵn mã ngành nghề kinh doanh dự định bổ sung thêm.
Bước 2: Soạn hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết sẽ tiến hành soạn hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng theo nội dung đã hướng dẫn ở trên.
Bước 3: Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền
Hồ sơ sau khi đã chuẩn bị xong sẽ được nộp trực tuyến trên cổng thông tin quốc gia để được thẩm định hồ sơ.
Bước 4: Theo dõi hồ sơ, nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh của Đại Lý Thuế Gia Lộc
Lựa chọn dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh do Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp sẽ giúp quý khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian cho những thủ tục rườm rà, đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hồ sơ để Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ thay bạn hoàn thiện các công việc sau:
– Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành về bổ sung ngành nghề kinh doanh;
– Soạn thông báo về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh;
– Soạn quyết định về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh;
– Soạn biên bản họp về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh;
– Soạn tờ khai thông tin người nộp hồ sơ thay đổi/bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh;
– Thực hiện thủ tục mã hóa ngành nghề;
– Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả;
– Công bố về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh tại Cổng thông tin quốc gia;
– Bàn giao giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là những chia sẻ của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc về Bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng, mọi vấn đề cần tư vấn hoặc hỗ trợ về dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh quý khách hàng hãy liên hệ cho chúng tôi theo số hotline 0981.378.999 để được giải đáp nhanh chóng nhất.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc