Bổ sung ngành nghề kinh doanh hóa chất
Điều kiện kinh doanh ngành nghề liên quan đến hóa chất là gì? Bổ sung ngành nghề kinh doanh hóa chất thủ tục như thế nào?
Bổ sung ngành nghề kinh doanh hóa chất
Điều kiện kinh doanh ngành nghề hóa chất là gì? Điều kiện kinh doanh ngành nghề hóa chất được quy định như sau: 1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề kinh doanh hóa chất. 2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đáp ứng yêu […]
Điều kiện kinh doanh ngành nghề hóa chất là gì?
Điều kiện kinh doanh ngành nghề hóa chất được quy định như sau:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề kinh doanh hóa chất.
2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất quy định.
3. Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
4. Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ.
5. Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất.
6.Các đối tượng sau đây phải được huấn luyện an toàn hóa chất:
Nhóm 1, bao gồm:
– Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
– Cấp phó của người đứng đầu nêu trên được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.
Nhóm 2, bao gồm:
– Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
– Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
Nhóm 3, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.
Mã ngành nghề kinh doanh hóa chất là gì?
Mã ngành nghề kinh doanh hóa chất theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg bao gồm:
– 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Bán buôn hóa chất
Nhóm này gồm:
– Bán buôn hoá chất công nghiệp như: Anilin, mực in, tinh dầu, khí công nghiệp, keo hoá học, chất màu, nhựa tổng hợp, methanol, parafin, dầu thơm và hương liệu, sôđa, muối công nghiệp, axít và lưu huỳnh,…;
– Bán buôn phân bón và sản phẩm nông hóa;
– Bán buôn chất dẻo dạng nguyên sinh;
– Bán buôn cao su;
– Bán buôn sợi dệt…;
– Bán buôn bột giấy;
– Bán buôn đá quý;
– Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại/phi kim loại, nguyên liệu để tái sinh bao gồm thu mua, sắp xếp, phân loại, làm sạch những hàng hóa đã qua sử dụng để lấy ra những phụ tùng có thể sử dụng lại (ví dụ: tháo dỡ ô tô, máy tính, ti vi cũ…), đóng gói, lưu kho và phân phối nhưng không thực hiện hoạt động nào làm biến đổi hàng hóa. Những hàng hóa được mua bán là những loại còn có giá trị.
Loại trừ:
– Thu gom rác thải từ quá trình sản xuất công nghiệp và các hộ gia đình được phân vào nhóm 3811 (Thu gom rác thải không độc hại);
– Xử lý rác thải, không nhằm sử dụng tiếp trong quy trình sản xuất công nghiệp được phân vào nhóm 382 (Xử lý và tiêu hủy rác thải);
– Xử lý phế liệu, phế thải và những sản phẩm khác thành nguyên liệu thô thứ cấp để tiếp tục đưa vào quá trình sản xuất khác (nguyên liệu thô thứ cấp được tạo ra có thể được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không phải là sản phẩm cuối cùng) được phân và nhóm 3830 (Tái chế phế liệu);
– Tháo dỡ ô tô, máy vi tính, tivi và thiết bị khác để lấy nguyên liệu được phân vào nhóm 38301 (Tái chế phế liệu kim loại);
– Nghiền xe ôtô bằng các phương tiện cơ học được phân vào nhóm 38301 (Tái chế phế liệu kim loại);
– Phá tàu cũ được phân vào nhóm 38301 (Tái chế phế liệu kim loại);
– Bán lẻ hàng đã qua sử dụng được phân vào nhóm 47749 (Bán lẻ hàng hóa khác đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên doanh).
– 2011: Sản xuất hoá chất cơ bản
Nhóm này gồm: Sản xuất hóa chất sử dụng các quy trình cơ bản, như: phản ứng chưng cất và nhiệt cracking. Sản lượng của các quy trình này thường được tạo ra bởi các nguyên tố hóa học khác nhau hoặc bởi các hợp chất hóa học được xác định rõ tính chất hóa học riêng biệt.
– 2029: Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu
Nhóm này gồm:
– Sản xuất các loại bột thuốc nổ;
– Sản xuất các sản phẩm pháo hoa, chất nổ, bao gồm ngòi nổ, pháo sáng…
– Sản xuất giêlatin và dẫn xuất giêlatin, keo hồ và các chất đã được pha chế, bao gồm keo cao su;
– Sản xuất chiết xuất của các sản phẩm hương liệu tự nhiên;
– Sản xuất chất giống nhựa;
– Sản xuất nước hương liệu nguyên chất chưng cất;
– Sản xuất sản phẩm hỗn hợp có mùi thơm dùng cho sản xuất nước hoa hoặc thực phẩm;
– Sản xuất phim, giấy ảnh, các vật liệu nhạy với ánh sáng khác;
– Sản xuất hoá chất dùng để làm ảnh;
– Sản xuất các sản phẩm hoá chất khác như:
+ Pep ton, dẫn xuất của pep ton, các chất protein khác và dẫn xuất của chúng,
+ Dầu mỡ,
+ Dầu hoặc mỡ được pha chế bằng quá trình hoá học,
+ Nguyên liệu sử dụng trong hoàn thiện sản phẩm dệt và da,
+ Bột và bột nhão sử dụng trong hàn,
+ Sản xuất chất để tẩy kim loại,
+ Sản xuất chất phụ gia cho xi măng,
+ Sản xuất các-bon hoạt tính, chất phụ gia cho dầu nhờn, chất xúc tác cho cao su tổng hợp, chất xúc tác và sản phẩm hoá chất khác sử dụng trong công nghiệp,
+ Sản xuất chất chống cháy, chống đóng băng,
+ Sản xuất hợp chất dùng để thử phản ứng trong phòng thí nghiệm và để chẩn đoán khác;
– Sản xuất mực viết và mực vẽ;
– Sản xuất diêm;
– Sản xuất hương các loại…
– Sản xuất meo nấm.
Loại trừ:
– Sản xuất sản phẩm hoá chất với khối lượng lớn được phân vào nhóm 2011 (Sản xuất hoá chất cơ bản);
– Sản xuất nước chưng cất được phân vào nhóm 20113 (Sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản khác);
– Sản xuất các sản phẩm hương liệu tổng hợp được phân vào nhóm 2011 (Sản xuất hoá chất cơ bản);
– Sản xuất mực in được phân vào nhóm 2022 (Sản xuất sơn, véc vi và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít);
– Sản xuất nước hoa và nước vệ sinh được phân vào nhóm 2023 (Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh);
– Sản xuất chất kết dính từ nhựa đường được phân vào nhóm 23990 (Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu).
Thủ tục bổ sung mã ngành nghề kinh doanh hóa chất như thế nào?
Thủ tục bổ sung mã ngành nghề kinh doanh hóa chất được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
– Thông báo việc thay đổi nội dung về đăng ký doanh nghiệp.
– Biên bản cuộc họp của đại HĐ cổ đông hay biên bản cuộc họp của HĐ thành viên.
– Quyết định của đại HĐ cổ đông hay Quyết định của HĐ thành viên hay Quyết định đối với chủ sở hữu của công ty TNHH MTV.
– Bản sao công chứng của Giấy tờ chứng thực về cá nhân đối với người đi nộp hồ sơ.
– Giấy tờ uỷ quyền đến người đi nộp hồ sơ, nội dung hợp đồng về dịch vụ đối với các tổ chức mà được sự uỷ quyền thực hiện nộp hồ sơ (Trong trường hợp khi người được đại diện pháp luật mà trực tiếp đi nộp hồ sơ, sẽ không cần sự uỷ quyền).
Bước 2: Nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khoảng 3 – 5 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ có sai sót, cán bộ phòng đăng ký kinh doanh sẽ giải thích và hướng dẫn sửa đổi.
Trên đây là nội dung bài viết Bổ sung ngành nghề kinh doanh hóa chất, Quý khách hàng cần tư vấn báo giá dịch vụ thay đổi ngành nghề kinh doanh của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc vui lòng liên hệ Hotline: 0981.378.999
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc