Thuế Gia Lộc – Bỏ biên chế suốt đời, cán bộ, công chức sẽ được đánh giá bằng KPI?

Một số thông tin xin chia sẽ đến bạn, nều cần góp ý xin liên hệ email dailythuegialoc@gmail.com. Xin cảm ơn!

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi đang được lấy ý kiến đóng góp. Trong đó, các nội dung đáng chú ý là dứt điểm bỏ biên chế suốt đời và thay thế việc đánh giá cán bộ công chức bằng KPI? Cùng tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.
Mục lục

    Sẽ dứt điểm xóa bỏ biên chế suốt đời với công chức?

    Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã nêu tại buổi thảo luận về dự án Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. Cụ thể, Bộ trưởng nêu rõ: Dự thảo thiết kế có vào, có ra, xóa bỏ biên chế suốt đời, giữ ngạch công chức trong vị trí việc làm để triển khai thực hiện cải cách tiền lương.

    Đây cũng là dịp để thay đổi toàn diện tư duy, triết lý cho nền công vụ và công chức nước ta hiện nay. Trong đó, xác định rõ vị trí việc làm là công cụ, sợi chỉ để tuyển dụng, sử dụng, quản lý, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật công chức.

    Việc tiến tới xóa bỏ biên chế suốt đời sẽ thực hiện theo hai công cụ là đánh giá trên cơ sở vị trí việc làm và sử dụng cơ chế hợp đồng với công chức. Cụ thể, theo Điều 23 dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, sẽ có các hình thức tuyển dụng công chức gồm:

    [wpcc-script async src=”https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js”]

    – Thi tuyển phù hợp yêu cầu vị trí việc làm trong từng ngành, nghề, đảm bảo có thể lựa chọn được công chức có phẩm chất, trình độ, năng lực.

    – Người xét tuyển là người làm việc trong hệ thống chính trị mà không phải công chức và là chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng, sinh viên xuất sắc, người dân tộc thiểu số, đối tượng cử tuyển… ở khu vực ngoài nhà nước.

    – Thực hiện hoặc phân cấp, ủy quyền ký kết các hợp đồng thực hiện một số công việc của vị trí việc làm công chức như hợp đồng chuyên gia, nhà khoa học, vị trí việc làm…

    Bỏ biên chế suốt đời, sẽ đánh giá cán bộ công chức bằng KPI?

    Sắp tới sẽ đánh giá công chức bằng KPI?

    Đây cũng là nhận định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tại buổi thảo luận tại tổ về dự án Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. Cụ thể:

    “Tới đây sẽ có ban hành nghị định riêng về đánh giá, có KPI, dữ liệu để đánh giá, lấy sản phẩm công việc làm thước đo, không định tính chung chung”

    Các nội dung đánh giá công chức được nêu tại Điều 27 dự thảo gồm:

    – Với công chức:

    • Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
    • Căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm, bảng mô tả công việc, kế hoạch công tác hàng năm, kết quả thực hiện nhiệm vụ bằng sản phẩm cụ thể, tiến độ và chất lượng;
    • Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
    • Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

    – Với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, ngoài những nội dung đánh giá với công chức nêu trên thì còn đánh giá dựa vào các nội dung:

    • Tiến độ, chất lượng công việc của đơn vị phụ trách;
    • Năng lực lãnh đạo, quản lý;
    • Năng lực tập hợp, đoàn kết.

    Trong khi đó, KPI là chữ cái viết tắt của cụm từ Key Performance Indicator. Đây là cụm từ hiện đang sử dụng trong các doanh nghiệp.

    KPI được hiểu là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc. KPI thường được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các nhóm hoặc bộ phận của doanh nghiệp.

    Như vậy, theo quy định của dự thảo nêu trên, có thể thấy, sắp tới, nếu dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi được thông qua thì công chức cũng sẽ được đánh giá dựa trên kết quả thực hiện công việc, hay còn được gọi là KPI.

    Đồng thời, theo Điều 26 dự thảo Luật thì việc đánh giá công chức nhằm mục đích làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của công chức đó. Và sẽ sử dụng kết quả đánh giá này để:

    • Bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách với công chức.
    • Xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, xét chuyển vào vị trí việc làm cao hơn, bổ nhiệm, nâng lương, thực hiện khen thưởng.

    Tuy nhiên, việc đánh giá theo KPI như thế nào sẽ do Chính phủ quy định chi tiết tại Nghị định riêng về đánh giá, có KPI, dữ liệu để đánh giá, lấy sản phẩm công việc làm thước đo, không định tính chung chung.

    Trên đây là thông tin mới nhất về việc đánh giá công chức bằng KPItheo dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi.

    Dịch vụ kế toán của Lộc Phát rất hân hạnh phục vụ hỗ trợ quý thương nhân về kê khai thuế, báo cáo thuế. Nhận thành lập mới, thay đổi, tạm ngưng, chuyển đổi, giải thể doanh nghiệp công ty và hộ kinh doanh. Ngoài ra đội ngũ IT chúng tôi hỗ trợ thiết kế website, clone web chất lượng cao. ( Trần Thịnh thiết kế website, clone web chất lượng cao)

    Theo Luavietnam

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *