Báo cáo tài chính là gì? Cách lập báo cáo tài chính năm 2024 dễ dàng

Đại Lý Thuế Gia Lộc hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp về báo cáo tài chính, Báo cáo tài chính là gì? Cách lập báo cáo tài chính?

Đại Lý Thuế Gia Lộc hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp về báo cáo tài chính, Báo cáo tài chính là gì? Cách lập báo cáo tài chính?

Báo cáo tài chính là gì? Cách lập báo cáo tài chính năm 2024 dễ dàng

Báo cáo tài chính được sử dụng rất nhiều trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên không hẳn chúng ta đều hiểu rõ bản chất về báo cáo tài chính là gì.

Trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đơn vị, hay ngay cả trong hoạt động của nhà nước, qua những khoảng thời gian nhất định thường có kết quả báo cáo tài chính. Vậy báo cáo tài chính là gì và được thực hiện như thế nào, trong bài viết này, Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ đề cập và gửi thông tin hữu ích trong vấn đề này tới cho Quý vị.

Mục lục

    Báo cáo tài chính là gì?

    Báo cáo tài chính được coi như là hệ thống bảng biểu, mô tả tổng thể các thông tin về kinh doanh, tài chính, các luồng tiền của đơn vị. Trong báo cáo tài chính thể hiện tổng hợp tình hình tài sản, phần vốn sở hữu và các phần nghĩa vụ tài chính cần chi trả.

    Nói cách khác báo cáo tài chính là gì? Là phương tiện thể hiện khả năng sinh lời và tình hình tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm. Báo cáo tài chính cần chính xác và đảm bảo tính trung thực. Các chủ thể lập báo cáo tài chính cần chịu trách nhiệm của mình với các thông tin trong bản báo cáo tới các chủ thể tiếp nhận.

    Theo đó, về cơ bản báo cáo tài chình thường có những nội dung sau:

    – Tài sản;

    – Nghĩa vụ tài chính cần thực hiện, vốn sở hữu;

    – Doanh thu, các khoản thu nhập khác,…;

    – Lãi và lỗ của hoạt động kinh doanh;

    – Các khoản nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước;

    – Các luồng tiền ra, vào luân chuyển trong quá trình hoạt động;…

    Ngoài ra, trong bản báo cáo tài chính cần có những thông tin nhằm giải trình các thông tin, chỉ tiêu trong bản báo cáo này. Ví dụ cụ thể như: Chế độ kế toán áp dụng; hình thức kế toán; nguyên tắc ghi nhận;  phương pháp tính và hạch toán số liệu;…

    Bản báo cáo được lập theo khoảng thời gian định kỳ cụ thể có thể là tháng, quý, năm tùy theo quy định của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với quy định của pháp luật thì tất cả các doanh nghiệp cần phải lập báo cáo tài chính 01 lần/01 năm, thời gian là được tính là năm dương lịch.

    Ý nghĩa của báo cáo tài chính

    Việc định nghĩa về báo cáo tài chính chỉ phần nào giúp chúng ta hiểu báo cáo tài chính là gì. Tuy nhiên cần hiểu sâu hơn về ý nghĩa của bản báo cáo này để có thể hiểu được tại sao nó lại quan trọng đối với các doanh nghiệp như thế:

    – Báo cáo tài chính thể hiện tổng thể tình hình kinh tế của doanh nghiệp, các tài sản hiện có, các thông tin về nguồn vốn sở hữu,… tóm lại các chủ thể tiếp nhận báo cáo tài chính có thể nắm bắt thông tin kinh tế của doanh nghiệp.

    – Báo cáo tài chính giúp phần hỗ trợ đánh giá tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó hỗ trợ tốt cho việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.

    – Báo cáo tài chính có vai trò quan trọng trong cung cấp số liệu, thông tin phục vụ cho việc đánh giá, nghiên cứu tình hình kinh tế. Từ những báo cáo tài chính riêng lẻ có thể tổng hợp báo cáo tài chính của một ngành nghề, từ đó phục vụ hoạt động nghiên cứu kinh tế vĩ mô.

    – Báo cáo tài chính nhằm hỗ trợ quá trình phát triển của doanh nghiệp bằng cách thể hiện đúng thực trạng doanh nghiệp. Giúp chủ sở hữu có thể lựa chọn những quyết sách để khắc phục, duy trì và phát triển kinh tế của doanh nghiệp.

    Đối tượng phải nộp báo cáo tài chính

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, các đối tượng có trách nhiệm phải nộp báo cáo tài chính gồm:

    – Tất cả các doanh nghiệp, thuộc các ngành, thành phần kinh tế đều phải lập báo cáo tài chính hàng năm. Trường hợp công ty, hoặc tổng công ty có đơn vị kế toán trực thuộc cần phải lập thêm báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp.

    – Các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài chính niên độ dạng đầy đủ. Các doanh nghiệp khác có thể lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng dạng đầy đủ hoặc tóm lược.

    – Công ty mẹ và tập đoàn cần phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ và báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

    – Và một số doanh nghiệp khi thỏa mãn điều kiện quy định tại quy định của pháp luật.

    Thời hạn nộp báo cáo tài chính

    Theo quy định của pháp luật, thời hạn nộp báo cáo tài chính quy định khác nhau cho từng đối tượng doanh nghiệp thực hiện. Cụ thể như sau:

    Thứ nhất: Doanh nghiệp nhà nước

    Trường hợp doanh nghiệp nhà nước pháp luật quy định cần nộp báo cáo tài chính theo quý và theo năm. Kỳ kế toán quý được định nghĩa là 03 tháng tính từ ngày 01 tháng 01 đầu năm.

    – Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý: Đơn vị kế toán nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Đối với trường hợp là công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc nộp cho tổng công ty, công ty mẹ tuân theo điều lệ công ty.

    – Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm: Đơn vị kế toán nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước là 90 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc nộp cho tổng công ty, công ty mẹ tuân theo điều lệ công ty.

    Thứ hai: Các loại hình doanh nghiệp khác

    Đối với đơn vị kế toán của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh cần nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 30 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

    Hi vọng với những chia sẻ trên, Quý vị hiểu phần nào hiểu rõ bản chất báo cáo tài chính là gì từ đó giải đáp những thắc mắc của mình. Trong quá trình thực hiện báo cáo tài chính Tổng đài Tư vấn pháp luật có thể hỗ trợ trực tiếp khách hàng thông qua số hotline: 19006557 với mong muốn mang lại cho khách hàng thông tin nhanh và chính xác nhất.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *