Bản tự kiểm điểm đảng viên chấp hành năm 2024

Bản tự kiểm điểm đảng viên chấp hành là gì? Bản tự kiểm điểm đảng viên chấp hành soạn như thế nào? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết này.

Bản tự kiểm điểm đảng viên chấp hành là gì? Bản tự kiểm điểm đảng viên chấp hành soạn như thế nào? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết này.

Bản tự kiểm điểm đảng viên chấp hành năm 2024

Bản tự kiểm điểm đảng viên chấp hành là biểu mẫu được lập ra để đảng viên tự đánh giá, nhận xét việc chấp hành các quy định của pháp luật, Điều lệ Đảng trong quá trình hoạt động của bản thân, đồng thời nêu ra những hạn chế, khuyết điểm và đưa ra phương hướng hoạt động cho thời gian tiếp theo.

Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị duy nhất tại Việt Nam, có nhiều thành tựu trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. Vì thế, các đảng viên phải luôn trau dồi, học hỏi để Đảng luôn vững mạnh và giữ được niềm tin của nhân dân.

Để đảm bảo chất lượng đảng viên luôn gương mẫu, phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng vững vàng, hàng năm các Đảng bộ đều yêu cầu đảng viên phải tự kiểm điểm bản thân trong công việc và đời sống. Vậy Bản tự kiểm điểm đảng viên chấp hành là gì? Viết bản tự kiểm điểm như thế nào? Quý vị hãy tham khảo bài viết của Đại Lý Thuế Gia Lộc để hình dung rõ hơn.

Mục lục

    Bản tự kiểm điểm đảng viên chấp hành là gì?

    Bản tự kiểm điểm đảng viên chấp hành là biểu mẫu được lập ra để đảng viên tự đánh giá, nhận xét việc chấp hành các quy định của pháp luật, Điều lệ Đảng trong quá trình hoạt động của bản thân, đồng thời nêu ra những hạn chế, khuyết điểm và đưa ra phương hướng hoạt động cho thời gian tiếp theo.

    Việc tự kiểm điểm đảng viên sẽ dựa trên những nguyên tắc như sau:

    – Theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

    – Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình, đoàn kết, trung thực, khách quan, toàn diện, công bằng, công khai, đúng thẩm quyền.

    – Bảo đảm thống nhất, đồng bộ liên thông trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

    – Lấy đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị làm gốc, lấy hiệu quả công việc làm thước đo trong đánh giá, xếp loại hàng năm.

    – Gắn trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm tập thể.

    Việc kiểm điểm đảng viên thường được thực hiện theo hàng năm. Vậy mục đích của việc kiểm điểm lại bản thân là gì?

    – Kiểm điểm tự phê bình cá nhân, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm sẽ giúp cấp ủy, tổ chức đảng và các cá nhân tự nhìn lại, tự chỉnh sửa lại bản thân để từ đó có thể đề ra các chủ trương, giải pháp phát huy những ưu điểm, hạn chế những khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ; nâng cao năng lực lãnh đọa, sức chiến đấu của tổ chức đảng và từng đảng viên.

    – Trong bản tự kiểm điểm phải khách quan, tránh tình trạng ngại va chạm, né tránh, thấy sai không đấu tranh. Trong nội dung bản tự kiểm điểm phải xác định những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống để khắc phục và lấy kết quả kiểm điểm của cá nhân để hoàn chỉnh, bổ sung kiểm điểm của tập thể.

    – Các tổ chức đảng, cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan đơn vị đặc biệt là những người đứng đầu phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, đánh giá xếp loại hàng năm.

    Cách viết bản tự kiểm điểm đảng viên chấp hành

    Việc viết bản tự kiểm điểm đảng viên chấp hành được rất nhiều ban, ngành, đoàn thể áp dụng để làm căn cứ đánh giá, xếp loại. Hầu hết mọi người đều làm quen với bản tự kiểm điểm từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng khi trở thành đảng viên, bản tự kiểm điểm sẽ có sự khác biệt.

    Quý vị có thể viết bản tự kiểm điểm theo trình tự như sau:

    – Trên cùng bên phải bản tự kiểm điểm sẽ là Đảng Cộng sản Việt Nam cùng địa điểm, thời gian làm văn bản;

    – Phía bên trái sẽ ghi thông tin Đảng bộ và Chi bộ (Ví dụ: Đảng bộ UBND phường Phú Thịnh, Chi bộ 1);

    – Thông tin cá nhân của người lập bản tự kiểm điểm (họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, đơn vị công tác…);

    – Nội dung tự kiểm điểm:

    + Tư tưởng chính trị:

    Có tư tưởng chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, tin tưởng vào chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chấp hành tốt quan điểm, chủ trương của Đảng, thực hiện đúng các quy định của pháp luật; không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực…

    + Phẩm chất đạo đức:

    Tuyên truyền, vận động người thân chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; lắng nghe ý kiến đóng góp của những người xung quanh, đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái…

    + Thực hiện nhiệm vụ được giao:

    Về công tác chuyên môn, công tác chi bộ.

    + Ý thức kỷ luật:

    – Thực hiện nề nếp, chế độ theo quy định, tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt…

    – Thành tích đạt được, hạn chế và phương hướng phát thực hiện trong năm tới.

    – Tự xếp loại bản thân.

    Cách viết Bản tự kiểm điểm học sinh

    Viết bản tự kiểm điểm là một hoạt động giúp học sinh tự đánh giá lại bản thân và nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó có những hành động cải thiện và phát triển bản thân. Dưới đây là một mẫu bản tự kiểm điểm học sinh:

    Bản tự kiểm điểm học sinh – Trong quá trình học tập và sinh hoạt, tôi nhận thấy mình có những điểm mạnh và điểm yếu như sau:

    Điểm mạnh:

    Tôi có khả năng học tập tốt, có ý thức tự giác trong việc học và đạt được kết quả khá tốt trong các kỳ thi.

    Tôi thường chăm chỉ, cần mẫn và kiên trì trong công việc, không bỏ cuộc trước những khó khăn và thử thách.

    Tôi có khả năng tập trung và quản lý thời gian hiệu quả, từ đó đảm bảo được sự thành công trong các hoạt động của mình.

    Điểm yếu:

    Tôi thường có xu hướng chủ quan và tự mãn khi đạt được kết quả tốt, điều này khiến tôi thiếu cảnh giác và không cố gắng phát huy hết khả năng của mình.

    Tôi thiếu kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, còn e dè khi phải trao đổi ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm với người khác.

    Tôi có xu hướng lười biếng và thiếu sự quyết tâm trong việc đạt được mục tiêu của mình.

    Để cải thiện những điểm yếu của mình, tôi cần phải:

    Tự nhắc nhở và động viên bản thân để không bị chủ quan và tự mãn.

    Học hỏi và rèn luyện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm thông qua các hoạt động tập thể và tham gia các câu lạc bộ, hội, câu nói chuyện, đội ngũ thiện nguyện, …

    Tập trung hơn vào công việc, đặt mục tiêu rõ ràng và quyết tâm hoàn thành chúng.

    Tôi hiểu rằng, để phát triển bản thân một cách toàn diện, cần phải có sự tự đánh giá và tự rèn luyện bản thân liên tục và không ngừng nghỉ. Tôi sẽ lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động rèn luyện các kỹ năng còn thiếu sót của mình. Đồng thời, tôi sẽ cố gắng học hỏi từ những người giỏi hơn mình và tìm hiểu về những ngành nghề, lĩnh vực mà mình quan tâm để định hướng cho tương lai của mình.

    Ngoài ra, tôi cũng cần phải duy trì một phong cách sống lành mạnh, tránh xa các hoạt động không lành mạnh và xã hội đen để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho bản thân. Tôi sẽ dành thời gian cho việc rèn luyện thể chất, tham gia các hoạt động thể thao và tập luyện thể dục để duy trì sức khỏe tốt và tránh xa các bệnh tật.

    Trên đây là một mẫu bản tự kiểm điểm học sinh, tuy nhiên, các học sinh có thể tùy chỉnh và sửa đổi để phù hợp với hoàn cảnh và tình hình của mình. Việc tự kiểm điểm và tự phát triển bản thân là một hoạt động cần thiết và quan trọng, giúp các học sinh nhận ra mình cần cải thiện điều gì và tập trung phát triển những điểm mạnh để đạt được thành công trong cuộc sống.

    Mẫu Bản tự kiểm điểm đảng viên chấp hành

    Mẫu số 1:

    ĐẢNG BỘ…..

    CHI BỘ……..

    ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    BẢN TỰ KIỂM TRA ĐẢNG VIÊN CHẤP HÀNH

    – Họ tên:…………………………. sinh ngày…/…/..……………………………………….

    – Chức vụ:……………………………………………….……………………………………….

    – Đơn vị công tác:…………………………………….……………………………………….

    – Chi bộ:…………………………………………..……………………………………………

    I/ ƯU ĐIỂM

    1/ Về tư tưởng chính trị

    …………………………………………………..…………………………………………

    …………………………………………………..………………………………………….

    …………………………………………………..………………………………………….

    …………………………………………………..………………………………………….

    2/ Về phẩm chất đạo đức

    …………………………………………………..………………………………………….

    …………………………………………………..………………………………………….

    …………………………………………………..………………………………………….

    3/ Về thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ được giao.

    …………………………………………………..………………………………………….

    …………………………………………………..………………………………………….

    …………………………………………………..…………………………………………

    4/ Về tổ chức kỉ luật

    …………………………………………………..………………………………………….

    …………………………………………………..………………………………………….

    II/ NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM, HẠN CHẾ.

    …………………………………………………..…………………………………………

    …………………………………………………..…………………………………………

    III/ PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC.

    …………………………………………………..………………………………………

    …………………………………………………..……………………………………….

    IV/ TỰ NHẬN XÉT MỨC PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG.

    (Đánh dấu x vào một ô tương ứng)

    4.1 Xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

    …………………………………………………..……………………………………….

    …………………………………………………..……………………………………….

    4.2. Xếp loại chất lượng đảng viên:

    …………………………………………………..…………………………………………

    …………………………………………………..…………………………………………

    Người tự kiểm điểm
    (Kí, ghi rõ họ tên)

    ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN, TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG

    1/ Đánh giá, phân loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức:

    – Nhận xét đánh giá của lãnh đạo trực tiếp quản lý:

    …………………………………………………..……………………………………….

    …………………………………………………..……………………………………….

    – Ý kiến ủa tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi công tác phân loại chất lượng

    …………………………………………………..……………………………………….

    …………………………………………………..………………………………………….

    – Kết quả đánh giá, phân loại của cấp có thẩm quyền:

    …………………………………………………..………………………………………..

    ……., ngày … tháng … năm …

    T/M LÃNH ĐẠO CẤP CÓ THẨM QUYỀN
    (Ký, ghi rõ họ tên)

    2/ Đánh giá, phân loại chất lượng Đảng viên:

    – Nhận xét và xếp loại của hi ủy (chi bộ)

    …………………………………………………..………………………………………..

    …………………………………………………..………………………………………..

    – Chi bộ phân loại chất lượng

    …………………………………………………..………………………………………..

    …………………………………………………..………………………………………..

    – Đảng ủy (chi ủy cơ sở) phân loại chất lượng

    …………………………………………………..……………………………………….

    …………………………………………………..………………………………………

    …………., ngày … tháng … năm …..
    T/M CHI ỦY …………….
    (Ký, ghi rõ họ tên)

    Mẫu số 2:

    ĐẢNG BỘ…………………….

    CHI BỘ……………………………….

    ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    ………, ngày…/…/…

    Bản tự kiểm tra đảng viên chấp hành điều lệ Đảng năm………

    – Họ tên:.………………………… sinh ngày…/…/…..

    – Chức vụ:…………………………………………………

    – Đơn vị công tác:………………………………………

    – Chi bộ:…………………………………………………..

    I/ ƯU ĐIỂM

    1/VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ:

    – Bản thân tôi luôn có lập trường vững vàng kiên định với đường lối của Đảng, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Gương mẫu tích cực thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trách nhiệm của mình về chuyên môn.

    – Có ý thức thực hiện và vận động quần chúng thực hiện nghiên chỉnh nội quy, quy chế của ngành và của trường.

    – Kiên quyết đấu tranh, phê phán chống lại các biểu hiện tiêu cực và những hành vi làm trái pháp luật đi ngược với đường lối nghị quyết của Đảng.

    – Luôn tự lỗ lực cố gắng phấn đấu tu dưỡng rèn luyện để nâng cao hiểu biết về chính trị, trau rồi kiến thức để ngày càng vững vàng hơn.

    2/ VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC:

    – Bản thân tôi luôn sống trung thực thẳng thắn, nhiệt tình tích cực trong công tác. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí xa hoa,có lới sống lành mạnh trong sáng, chăm chỉ làm việc.

    – Luôn khiêm tốn.Có ý thức tự giác. Luôn suy nghĩ đến chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần. Tích cực đấu tranh, góp ý phê bình và tự phê bình.

    3/ VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM, NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO:

    Từ khi tôi được phân công, công tác tại trường tiểu học…………………, tôi luôn thực hiện chấp hành nghiêm chỉnh quy chế, nội quy của nhà trường đề ra.

    4/ VỀ TỔ CHỨC KỈ LUẬT:

    – Bản thân tôi luôn chấp hành tốt nghị quyết của chi bộ, có ý thức tổ chức kỉ luật, phục tùng tuyệt đối sự phân công.

    – Tham gia đầy đủ sinh hoạt Đảng, đóng Đảng phí đầy đủ trong chi bộ trường tiểu học ……………. và Đảng bộ. Thực hiện nghiêm chỉnh điều lệ của Đảng

    – Thực hiện tốt các nội quy, Qui chế của tổ chức Đảng, của cơ quan với các nhiệm vụ được giao.

    II/ NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM, HẠN CHẾ.

    Chưa mạnh dạn phát biểu trước quần chúng, còn nhút nhát

    III/ PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC.

    – Hướng phấn đấu trong năm : Luôn luôn tu dưỡng, học tập nâng cao năng lực công tác thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, có ý thức tổ chức kỉ luật, nghiêm túc thực hiện mọi đường lối chính sách của đảng và của nhà nước,

    Trên đây là phần tự kiểm điểm của bản thân tôi.

    Tôi rất mong chi bộ, các đồng chí Đảng viên đóng góp ý kiến xây dựng. Tôi xin nghiêm túc tiếp thu để sửa chữa, tu dưỡng và rèn luyện tôi xin ghi nhận những góp ý của các cấp lãnh đạo để bản tự kiểm điểm được đầy đủ hơn.

    IV/ TỰ NHẬN XÉT MỨC PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG.

    (Đánh dấu x vào một ô tương ứng)

    4.1 Xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

    Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

    Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

    Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực.

    Không hoàn thành nhiệm vụ.

    4.2. Xếp loại chất lượng đảng viên:

    Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

    Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

    Đảng viên hoàn thành nhiệm vụ.

    Đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ.

    Người tự kiểm điểm

    (Kí, ghi rõ họ tên)

    Quy định về bản kiểm điểm Đảng viên chấp hành điều lệ Đảng:

    Theo quy định điều lệ đảng thì bản kiểm điểm Đảng viên là loại văn bản bản ghi nhận sự tự đánh giá mức độ lỗi của bản thân khi mắc phải, đồng thời ý thức trách nhiệm của bản thân và rút kinh nghiệm cam kết không tái phạm dành cho các đối tượng là đảng viên.

    Bản kiểm điểm đảng viên thông thường sẽ có ba phần chính đó là:

    Phần thông tin cá nhân của người lập biên bản. Ở phần mục này, đảng viên cần trình bày cụ thể các thông tin của mình một cách chính xác, cụ thể theo giấy tờ tùy thân mà nhà nước đã công nhận như chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh. Các thông tin đó phải bao gồm: Họ tên của đảng viên, Ngày tháng năm sinh của đảng viên, Quê quán của đảng viên, Địa chỉ thường trú của đảng viên, Nghề nghiệp, Đơn vị công tác của đảng viên .

    Phần tự đánh giá về ưu điểm. Ở phần mục này đảng viên phải tự nhìn nhận và đưa các ưu điểm của bản thân trong ba mảng: tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; thực hiện các nhiệm vụ được giao.

    Phần tự đánh giá về khuyết điểm. Ở phần mục này đảng viên phải cần trung thực nhìn nhận những nhược điểm của bản thân, dũng cảm nói ra đồng thời đưa ra cách khắc phục.

    Như vậy, từ những lập luận và phân tích nêu trên có thể thấy bản kiểm điểm đảng viên là văn bản bản ghi nhận sự tự đánh giá mức độ lỗi của đảng viên khi mắc phải, đồng thời ý thức trách nhiệm của bản thân và rút kinh nghiệm cam kết không tái phạm.

    Trên đây là bài viết liên quan đến Bản tự kiểm điểm đảng viên chấp hành năm 2024 được Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp. Quý độc giả có thể tham khảo bài viết khác liên quan tại website luathoangphi.vn để có thêm thông tin chi tiết.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *