Bản kiểm điểm về tác phong lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên
Bản kiểm điểm về tác phong lề lối làm việc là văn bản để đảng viên tự bình xét, đánh giá bản thân. Quý vị hãy theo dõi bài viết này
Bản kiểm điểm về tác phong lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên
Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành, quy định về tác phong lề lối làm việc được chia ra thành các phần như sau: Đối với Đảng viên; Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; Đối với cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý.
Hàng năm, các Đảng viên cán bộ phải thực hiện việc tự kiểm điểm cá nhân khi thực hiện quá trình làm việc trong một thời gian nhất định. Một trong những nội dung phải thực hiện là tác phong lề lối làm việc.
Bài viết này, Tổng đài 1900 6557 cung cấp thông tin hữu ích tới Quí vị về Bản kiểm điểm về tác phong lề lối làm việc .
Lề lối là gì?
“Lề lối” là một thuật ngữ dùng để miêu tả cách hành xử, cách cư xử của một người trong một tình huống xác định nào đó. Nó thường được sử dụng để chỉ ra những hành động, cử chỉ, lời nói hay cách thể hiện của một người trong một hoàn cảnh nhất định.
“Lề lối” còn được hiểu như một tiêu chuẩn đạo đức hoặc văn hóa đối với cách hành xử của một người trong xã hội. Nó thường được coi là một phần quan trọng trong việc đánh giá đạo đức, phẩm chất, tư cách và năng lực của một người. Các lề lối thường được quy định bởi quy tắc xã hội, luật pháp, nền văn hóa và đạo đức của từng cộng đồng, xã hội hay quốc gia.
Việc tuân thủ lề lối là rất quan trọng vì nó giúp duy trì một môi trường xã hội và văn hóa tích cực, đồng thời giúp người ta có thể tương tác và giao tiếp với nhau một cách trơn tru, tôn trọng và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, việc tuân thủ lề lối còn giúp mỗi người tôn trọng và thể hiện được giá trị và đạo đức của bản thân, từ đó giúp tăng độ tin cậy, tôn vinh uy tín và đạo đức của mỗi người.
Trong một số trường hợp, lề lối còn được sử dụng để chỉ những quy tắc, quy định, quyền lợi và trách nhiệm cụ thể trong một lĩnh vực hoặc ngành nghề nào đó. Ví dụ, lề lối của luật sư, lề lối trong kinh doanh, lề lối của giáo viên, v.v.
Tóm lại, lề lối là một khái niệm rất quan trọng trong đời sống xã hội và văn hóa của mỗi người, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường xã hội và văn hóa lành mạnh, tôn vinh giá trị đạo đức và tư cách của mỗi cá nhân.
Tiêu chí đánh giá tác phong lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên
Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành, quy định về tác phong lề lối làm việc được chia ra thành các phần như sau: Đối với Đảng viên; Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; Đối với cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý.
Thứ nhất: Đối với Đảng viên
Theo thời gian quy định của pháp luật, mỗi Đảng viên sẽ tự đánh giá mức độ về tác phong, lề lối làm việc của mình thông qua các cấp độ bao gồm: Xuất sắc, tốt, trung bình, kém. Dựa trên các tiêu chí như sau:
– Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ;
– Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc;
– Tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.
Trong bản kiểm điểm về tác phong, lề lối làm việc mỗi Đảng viên sẽ tự nhận xét bằng lời về tác phong, lề lối làm việc của mình ở quá trình làm việc trong một thời gian nhất định. Sau đó tích vào ô tự nhận xét về mức độ hoàn thành theo từng cấp độ đã nêu ở phần trên.
Thứ hai: Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý
– Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ;
– Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc;
– Hợp tác, hướng dẫn, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.
Tiêu chí của đối tượng này được nâng cao hơn so với Đảng viên thông thường do bản chất, nhiệm vụ của chức vụ đang nắm giữ. Từ đó những quy định về tiêu chí đánh giá cũng cao hơn.
Thứ ba: Đối với cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý
Việc đánh giá đối tượng cán bộ này được thực hiện theo Quyết định 90/QĐ-TW của Ban Chấp hành trung ương.
Trong đó, tác phong, lề lối làm việc cũng là tiêu chí được xếp đầu tiên, cùng nhóm với các tiêu chí liên quan đến chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật.
Cụ thể, đánh giá tác phong, lề lối làm việc của cán bộ thuộc diện Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý qua các tiêu chí cụ thể như sau:
– Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ;
– Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ và đúng nguyên tắc;
– Hợp tác, hướng dẫn, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.
Tóm lại, tiêu chí về tác phong, lề lối làm việc của Đảng viên, cán bộ hầu như chỉ tập trung ở 03 khía cạnh liên quan đến tinh thần trách nhiệm với công việc; phương pháp làm việc và cách đối xử với đồng nghiệp.
Chấn chỉnh tác phong , lề lối làm việc
Hiện nay, một số bộ phận cán bộ khi thực hiện công việc và nhiệm vụ có tác phong và lề lối làm việc kém hiệu quả gây bức xúc trong dư luận và tạo hình ảnh không tốt cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người dân.
Từ những lý do đó, các đơn vị cũng đưa ra nhiều những quy định nhằm chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc để nâng cao hiệu quả làm việc, tạo dựng hình ảnh và lòng tin của nhân dân với nhà nước.
Phần tiếp theo của bài viếtBản kiểm điểm về tác phong lề lối làm việc Tổng đài 1900 6557 cung cấp tới Quí vị mẫu bản kiểm điểm về tác phong lề lối làm việc.
Mẫu bản kiểm điểm về tác phong lề lối làm việc
Trong bài viết này, Tổng đài 1900 6557 cung cấp tới Quí vị mẫu bảm kiểm điểm tác phong, lề lối làm việc như sau:
ĐẢNG BỘ ……….. Chi bộ: …………… | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ….., ngày … tháng … năm … |
BẢN KIỂM ĐIỂM TÁC PHONG LỀ LỐI LÀM VIỆC
Năm ….
Họ và tên:…
Ngày sinh: …
Chức vụ Đảng: …
Chức vụ chính quyền: …
Chức vụ đoàn thể: …
Đơn vị công tác: …
Chi bộ : …
I. Ưu điểm, kết quả đạt được
1. Tác phong, lề lối làm việc:
– Về tư tưởng chính trị.
– Về phẩm chất đạo đức, lối sống.
– Về ý thức tổ chức kỷ luật.
– Về tác phong, lề lối làm việc.
– Việc đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân.
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
2. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Ké
3. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm
II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
1. Hạn chế, khuyết điểm (theo 03 nội dung nêu trên).
2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm.
III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:
□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
1. Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm
2. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể
3. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng
1. Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức:
□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
□ Hoàn thành nhiệm vụ
□ Không hoàn thành nhiệm vụ
2. Xếp loại đảng viên:
□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ
□ Hoàn thành nhiệm vụ
□ Không hoàn thành nhiệm vụ
NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM (Ký, ghi rõ họ tên) |
Tải (Download) Mẫu bản kiểm điểm về tác phong lề lối làm việc
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Bản kiểm điểm về tác phong lề lối làm việc tại chuyên mục Hành chính, Quý độc giả có thể tham khảo các bài viết khác liên quan tại website: luathoangphi.vn
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc