Bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức
Bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức là gì? Cách viết Bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết nhé.
Bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức
Bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức nhằm đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức trong một năm vừa qua, từ đó đưa ra được những ưu điểm, nhược điểm của mình và phương hướng sắp tới.
Cứ vào cuối năm việc thực hiện Bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức là việc bắt buộc cán bộ công chức phải thực hiện nhằm nhìn lại quá trình công tác, làm việc phấn đấu của bản thân trong suốt một thời gian dài.
Song khi thực hiện bản kiểm điểm nhiều công chức còn chưa biết cách hoàn thành bản kiểm điểm như thế nào? Hiểu rõ được những vấn đề mà cán bộ công chức đang mắc phải, trong bài viết dưới đây Công ty Hoàng Phi sẽ làm sáng tỏ những thắc mắc mắc của Khách hàng.
Bản kiểm điểm cán bộ công chức là gì?
Bản kiểm điểm cán bộ công chức là văn bản do cá nhân là cán bộ công chức soạn thảo nhằm tự đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình trong một thời gian nhất định, đưa ra được những ưu điểm, nhược điểm của mình và phương hướng phát huy những ưu điểm, khắc phục khuyết điểm.
Đặc điểm:
– Do cán bộ, công chức soạn thảo
– Tự đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và đưa ra những phương hướng trong thời gian tới.
Bản kiểm điểm cuối năm cần thể hiện những thông tin, nội dung gì?
Trong Bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức thì các nội dung cần phải đề cập đó là:
– Thông tin của người thực hiện bản kiểm điểm về: họ tên, ngày sinh, chức vụ, đơn vị công tác, chi bộ, số điện thoại…
– Những ưu điểm, kết quả đạt được về:
+ Về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc
+ Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
+ Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm
+ Về chuyên môn, nghiệp vụ
– Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
– Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước
– Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm
– Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể
– Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
– Tự nhận mức xếp loại chất lượng
– Người tự kiểm điểm ký và ghi rõ họ tên sau đó Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức
– Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký và ghi rõ họ tên sau đó Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ công chức.
Lưu ý: Những nội dung trong Bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức cần thể hiện rõ ràng, chi tiết, mạch lạc tránh trường hợp nhiều cán bộ công chứng đánh giá chung chung, đánh giá lấy lệ và chưa thể hiện được sự trung thực khách quan của người tự kiểm điểm.
Hướng dẫn cách hoàn thành bản kiểm cuối năm của cán bộ công chức
Để Bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức được đánh giá cao thì dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn Khách hàng hoàn thành một số nội dung tiêu biểu như mục những ưu điểm, kết quả đạt được để Khách hàng có thể vận dụng thực hiện trong nội dung bản tự kiểm điểm của cá nhân mình.
– Về tư tưởng Chính trị luôn Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Trong hoạt động công tác, đoàn thể luôn bày tỏ rõ quan điểm, không dao động trước mọi khó khăn, thách thức.
Luôn sắp xếp hợp lý, giành thời gian cho việc nghiên cứu, học tập, vận dụng đúng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng.
– Về Đạo đức, lối sống luôn thực hiện đúng quy định những điều đảng viên, công chức viên chức không được làm. Trong cuộc sống nghiêm chỉnh chấp hành việc Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Đồng thời trong văn hóa cư sử luôn Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị
– Về Tác phong, lề lối làm việc luôn Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ, Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
– Về Ý thức tổ chức kỷ luật: Chấp hành sự phân công của tổ chức, luôn thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác, trong các công việc được giao luôn Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.
– Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ công chức cần đề cập đến việc:
+ Luôn cố gắng Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Cán bộ công chức đã quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.
Lưu ý: Từ những mặt ưu điểm, khuyết điểm mà cán bộ công chức tự kiểm điểm đánh giá khách quan trung thực thì dựa vào đó sẽ là cơ sở xác đáng để đánh giá Xếp loại cán bộ, công chức và xếp loại đảng viên theo các chỉ số: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hoàn thành tốt nhiệm vụ, Hoàn thành nhiệm vụ, Không hoàn thành nhiệm vụ.
Trên đây là những chia sẻ của công ty Hoàng Phi về Bản kiểm điểm cuối năm của cán bộ công chức để Khách hàng tham khảo. Chúng tôi hi vọng với những thông tin bài viết mang đến sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ Khách hàng, có điều gì còn chưa hiểu rõ vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc