Ai được cho thuê đất nông nghiệp? Thời hạn cho thuê là bao lâu?

Ai được cho thuê đất nông nghiệp? Thời hạn cho thuê là bao lâu?

Ai được cho thuê đất nông nghiệp? Thẩm quyền cho thuê đất nông nghiệp. Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp. Hồ sơ, thủ tục cho thuê đất nông nghiệp. Tham khảo câu trả lời về các vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết[Ẩn]
  • 1. Ai được cho thuê đất nông nghiệp?
  • 2. Thẩm quyền cho thuê đất nông nghiệp
  • 3. Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp
  • 4. Hồ sơ, thủ tục cho thuê đất nông nghiệp 
Mục lục

    1. Ai được cho thuê đất nông nghiệp?

    Ai được cho thuê đất nông nghiệp?
    Ai được cho thuê đất nông nghiệp? (Ảnh minh hoạ)

    Căn cứ Điều 56 Luật Đất đai năm 2013, Nhà nước cho thuê đất nông nghiệp theo hai hình thức là cho thuê đất trả tiền hàng năm và cho thuê đất trả tiền một lần. Cụ thể những đối tượng được cho thuê đất nông nghiệp bao gồm:

    Thu tiền thuê đất một lần hoặc thu tiền thuê đất hàng năm 

    Thu tiền thuê đất hàng năm

    – Thứ nhất là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối;

    – Thứ hai là hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tiếp tục đất nông nghiệp đã vượt hạn mức theo quy định

    – Cuối cùng là tổ chức kinh tế hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hoặc làm muối.

    – Đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất này để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản hoặc vừa sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng an ninh.

    2. Thẩm quyền cho thuê đất nông nghiệp

    Thẩm quyền cho thuê đất nông nghiệp
    Thẩm quyền cho thuê đất nông nghiệp (Ảnh minh hoạ)

    Căn cứ theo Điều 59 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền cho thuê đất nông nghiệp thuộc về những chủ thể sau đây:

    – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho thuê đất nông nghiệp đối với tổ chức; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

    – Ủy ban nhân dân cấp huyện cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân;

    – Ngoài ra, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn. cũng có quyền cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích công ích của xã/phường/thị trấn.

    3. Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp

    Căn cứ theo Điều 126 Luật Đất đai 2013, thời hạn cho thuê đất nông nghiệp được quy định như sau:

    – Trường hợp cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân: Thời hạn là không quá 50 năm. Nếu đã hết thời hạn thuê đất này mà hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.

    – Trường hợp cho thuê đất nông nghiệp đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, làm muối, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; các tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư thì thời hạn thuê đất được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc dựa vào đơn xin giao đất, thuê đất, tuy nhiên thời hạn này không quá 50 năm.

    4. Hồ sơ, thủ tục cho thuê đất nông nghiệp 

    – Đối với trường hợp thuê đất nông nghiệp không thông qua hình thức đấu giá

    Căn cứ khoản 3 Điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục cho thuế đất được thực hiện qua các bước:

    Bước 1: Cơ quan tài nguyên và môi trường hướng dẫn lập hồ sơ xin thuê đất và các nghĩa vụ liên tài chính liên quan.

    Bước 2: Người có nhu cầu thuê đất chuẩn bị và nộp hồ sơ

    Căn cứ Điều 3 và Điều 4 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 11/2022/TT-BTNMT), để xin được thuê đất nông nghiệp thì cần nộp hồ sơ bao gồm:

    – Đơn xin cho thuê đất;

    – Bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư (có kèm theo bản thuyết minh dự án đầu tư) đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước xét duyệt hoặc phải có giấy chứng nhận đầu tư;

    – Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với dự án không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

    Bước 3: Cơ quan tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và ký hợp đồng thuê đất;

    Bước 4: Người được cho thuê đất nộp tiền thuê đất;

    Bước 5: Cơ quan tài nguyên & môi trường trình lên cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người thuê đất.

    Bước 6: Giao đất trên thực địa và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được thuê đất nông nghiệp.

    – Đối với trường hợp thuê đất nông nghiệp thông qua hình thức đấu giá

    Căn cứ khoản 5 Điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục cho thuế đất được thực hiện qua các bước:

    Bước 1: Cơ quan tài nguyên và môi trường lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất và trình Ủy ban nhân dân phê duyệt dựa trên kế hoạch sử dụng đất hàng năm ở cấp huyện

    Bước 2: Thực hiện đấu giá theo phương án đấu giá đã được phê duyệt

    Bước 3: Ủy ban nhân dân thẩm quyền công nhận kết quả trúng đấu giá

    Bước 4: Người trúng đấu giá đã thực hiện nghĩa vụ tài chính; nếu người trúng đấu giá không nộp tiền hoặc nộp không đủ tiền thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định hủy kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

    Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận, ký hợp đồng thuê đất và tổ chức bàn giao đất trên thực địa.

    Trên đây là thông tin về vấn đề cho thuê đất nông nghiệp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số 19006192 để được hỗ trợ.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *