Nhà nước thu thuế để làm gì?

Nhà nước thu thuế để làm gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin.

Nhà nước thu thuế để làm gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin.

Nhà nước thu thuế để làm gì?

Nguồn thu về thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của Nhà nước; nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. Ngân sách có thể huy động bằng nhiều cách khác nhau như đi vay; bán tài nguyên thiên nhiên, nhận viện trợ… nhưng không có nguồn thu nào mang tính chất bền vững như thuế.

Thuế là một khoản nguồn thu vào ngân sách nhà nước; theo đó thuế đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Vậy Thuế là gì? Tại Việt Nam có những loại thuế nào? nhà nước thu thuế để làm gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Mục lục

    Thuế là gì?

    Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có khái niệm thống nhất nào về thuế. Các khái niệm thuế được đưa ra dựa trên các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế học. Trong đó, khái niệm về thuế được biết đến rộng rãi nhất là:

    Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt.

    Ngoài ra, một khái niệm khác về thuế cũng khá phổ biến là: “Thuế là hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại”.

    Từ 2 khái niệm trên có thể hiểu thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Các loại thuế ở Việt Nam

    Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các loại thuế mà doanh nghiệp Việt Nam phải nộp bao gồm:

    – Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

    – Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

    – Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

    – Thuế xuất nhập khẩu (XNK)

    – Thuế tài nguyên

    – Thuế bảo vệ môi trường (BVMT)

    – Thuế tiêu thụ đặc biệt

    – Thuế đăng ký doanh nghiệp

    – Thuế môn bài

    Nhà nước thu thuế nhằm mục đích gì?

    Thuế mặc dù không phải là đặc biệt phổ biến; nhưng là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; và đạt được mục tiêu chung là một xã hội thịnh vượng và đầy đủ chức năng.

    Nguồn thu về thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của Nhà nước; nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. Ngân sách có thể huy động bằng nhiều cách khác nhau như đi vay; bán tài nguyên thiên nhiên, nhận viện trợ… nhưng không có nguồn thu nào mang tính chất bền vững như thuế.

    Thuế là khoản thu bắt buộc; không bồi hoàn trực tiếp của nhà nước đối với các tổ chức cá nhân; nhằm trang trải mọi chi phí vì mục đích chung.

    Khi nhà nước ra đời; để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình; nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp; để hình thành quỹ tiền tệ của mình.

    – Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi; (đầu tiên là nuôi bộ máy nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.

    – Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế; bao gồm cả nội thương và ngoại thương.

    – Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân; nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền; (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ “nghĩa vụ thuế”); dựa trên quy luật cung cầu.

    – Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập; và do đó là chênh lệch về mức sống; nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn; và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).

    – Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân; (ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu); nên đánh thuế vào các hoạt động này.

    – Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.

    Nguồn thu về thuế có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế; điều tiết nền kinh tế vĩ mô, tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý. Nhà nước có thể sử dụng nguồn thuế thu được để tài trợ; trợ cấp cho một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những ngành nghề; mặt hàng cần khuyến khích phát triển; hoặc cần cung cấp đến vùng sâu vùng xa ở miền núi, hải đảo.

    Nhà nước cũng có thể sử dụng nguồn thu từ thuế; để đầu tư trực tiếp cho các công trình trọng điểm của cả nước; hoặc của từng vùng, đầu tư vào những việc tư nhân không muốn làm hoặc không có khả năng làm.

    Vai trò của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội

    Thứ nhất: Thuế giúp ổn định thị trường, điều tiết nền kinh tế

    Thuế tham gia điều tiết nền kinh tế gồm hai mặt: Kích thích và hạn chế. Thông qua thuế; nhà nước đã linh hoạt điều chính các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhất định; nhằm tác động vào cung-cầu giúp điều chỉnh chu kỳ kinh tế; một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.

    Thứ hai: Thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước

    Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất; mang tính chất ổn định lâu dài; và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Bên cạnh đó nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nước; chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công của Nhà nước; không được sử dụng cho mục tiêu cá nhân.

    Nguồn thu từ thuế một phần được sử dụng cho hoạt động của bộ máy Nhà nước; đại bộ phận còn lại được chi cho đầu tư phát triển; cho văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục, thể dục thể thao; tài trợ xã hội, nghiên cứu khoa học…Cụ thể các cá nhân hay các công ty khi có thu nhập; rồi sẽ nộp một phần thuế vào ngân sách nhà nước. Khi các đường xá, câu cống cần phải sửa chữa thì sẽ lấy số tiền ấy để sửa,…

    Thứ ba: Thuế đảm bảo cơ cấu kinh tế; giúp phát triển theo đúng định hướng của nhà nước ổn định và lâu dài

    Thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô; Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn; và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông; đối với tất cả các thành phần kinh tế; theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước; góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.

    Bên cạnh đó thuế còn giúp đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua thuế, nhà nước sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu; và người nghèo, bằng việc việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *