Thủ tục cấp lại Giấy phép mạng xã hội như thế nào?
Đại Lý Thuế Gia Lộc sẽ tư vấn và hướng dẫn thủ tục xin cấp lại giấy phép mạng xã hội để quý khách hàng tham khảo.
Thủ tục cấp lại Giấy phép mạng xã hội như thế nào?
Quý khách hàng lưu ý, khi giấy phép mạng xã hội do bị mất hoặc do bị hư hỏng (do mờ, do nhàu nát, do mất góc,…)thì cá nhân, tổ chức đó phải làm thủ tục xin cấp lại giấy phép mạng xã hội.
Trong xã hội hiện nay, mạng xã hội không còn xa lạ với người dùng internet, thậm chí nó còn là một hoạt động không thể thiếu, chiếm không ít thời gian của người dùng internet. Theo đó, mà các trang mạng xã hội lần lượt ra đời nhằm phục vụ nhu cầu trao đổi, chia sẻ thông tin giữa những người dùng.
Để các trang mạng xã hội được hoạt động hợp pháp thì cá nhân, tổ chức thiết lập mạng xã hội phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép mạng xã hội. Với loại giấy phép này, cá nhân tổ chức được quyền thiết lập mạng xã hội, hoạt động và thu lợi nhuận.
Tuy nhiên, khi cá nhân tổ chức sở hữu giấy phép mạng xã hội làm mất hoặc làm hư hỏng thì cần làm thủ tục xin cấp lại giấy phép mạng xã hội. Vậy Thủ tục cấp lại Giấy phép mạng xã hội như thế nào?
Khái quát chung về mạng xã hội
Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn thuần mạng xã hội là nơi người dùng internet tham gia để trao đổi, chia sẻ thông tin với những mục đích khác nhau có thể là làm đẹp, thông tin tài chính, thông tin kinh tế thậm chí cũng có thể chỉ là giao lưu, kết bạn, tâm sự như zalo, facebook…
Từ những mục đích khác nhau của mạng xã hội, ta có thể thấy rằng mạng xã hội có sức mạnh lan tỏa thông tin một cách nhanh chóng nhờ những lượt chia sẻ. Bên cạnh đó, nó còn có thể giúp quảng bá về sản phẩm, hàng hóa dịch vụ mà người thiết lập hướng đến.
Biết được những tác dụng về sự lan tỏa, nhà nước ta nhằm quản lý thông tin, tránh lạm dụng mạng xã hội để lan truyền, quảng bá các thông tin không tin không đúng sự thật, chống phá Đảng nhà nước. Mà có quy định chặt chẽ về việc xin cấp,lưu hành giấy phép mạng xã hội.
Giấy phép mạng xã hội là gì?
Giấy phép mạng xã hội là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho tổ chức kinh doanh đủ điều kiện, thiết lập Website có tính năng cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng để thực hiện việc tìm kiếm, giải trí, trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn, chia sẻ âm thanh, video, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
Để được cấp giấy phép mạng xã hội thì cá nhân, tổ chức cần phải đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật về điều kiện nhân sự, điều kiện về tên miền, điều kiện về kỹ thuật và có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và quản lý thông tin theo quy định.
Trường hợp giấy phép mạng xã hội đã được cấp, mà người thiết lập mạng xã hội làm mất, hư hỏng nhưng không yêu cầu cấp lại sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 98 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP như sau:
Điều 98. Vi phạm quy định về Giấy phép thiết lập mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép thiết lập mạng xã hội trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc sử dụng giấy phép thiết lập mạng xã hội hết hạn;
Trường hợp nào phải sửa đổi, bổ sung giấy phép mạng xã hội?
– Tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép mạng xã hội phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép trong những trường hợp sau:
+ Thay đổi tên của tổ chức, doanh nghiệp; thay đổi địa điểm đặt máy chủ tại Việt Nam;
+ Thay đổi nhân sự chịu trách nhiệm;
+ Thay đổi, bổ sung nội dung thông tin, phạm vi cung cấp thông tin (tên miền khi cung cấp trên trang thông tin điện tử, hệ thống phân phối ứng dụng khi cung cấp cho các thiết bị di động) đối với trang thông tin điện tử tổng hợp;
+ Thay đổi loại hình dịch vụ, phạm vi cung cấp dịch vụ (tên miền khi cung cấp trên trang thông tin điện tử, hệ thống phân phối ứng dụng khi cung cấp cho các thiết bị di động) đối với mạng xã hội;
– Tổ chức, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị nêu rõ nội dung, lý do cần sửa đổi, bổ sung và các tài liệu chứng minh có liên quan đến cơ quan cấp giấy phép;
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thẩm định, cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép đã cấp. Trường hợp từ chối, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Trường hợp nào được cấp lại giấp phép mạng xã hội?
Về nguyên tắc giấy phép mạng xã hội được cấp cho tổ chức, cá nhân thiết lập mạng xã hội đã nộp hồ sơ hợp lệ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép bản giấy.
Theo đó doanh nghiệp có giấy phép phải lưu trữ, bảo quản để làm căn cứ chứng minh hoạt động hợp pháp của trang mạng xã hội. Khi giấy phép mạng xã hội do bị mất hoặc do bị hư hỏng (do mờ, do nhàu nát, do mất góc,…) thì cá nhân, tổ chức đó phải làm thủ tục xin cấp lại giấy phép mạng xã hội.
Thủ tục xin cấp lại giấy phép mạng xã hội như thế nào?
Để xin cấp lại giấy phép mạng xã hội thì cá nhân, tổ chức thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 23h Nghị định 27/2018/NĐ-CP ban hành ngày 01 tháng 03 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013/NĐ-CP Ngày 15 tháng 7 năm 2013 của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; và Khoản 4 Điều 8 Thông tin 09/2014/TT-BTTTT ban hành ngày 19 tháng 08 năm 2014 quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội như sau:
“ Trường hợp giấy phép bị mất hoặc bị hư hỏng không còn sử dụng được, tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép gửi văn bản đề nghị cấp lại giấy phép đến cơ quan cấp giấy phép. Văn bản đề nghị phải nêu rõ số giấy phép, ngày cấp của giấy phép đã cấp và lý do đề nghị cấp lại giấy phép. Trường hợp giấy phép bị hư hỏng thì phải gửi kèm theo bản giấy phép bị hư hỏng.”
Để tiến hành thủ tục xin cấp lại giấy phép mạng xã hội, doanh nghiệp cần phải tiến hành nộp hồ sơ xin cấp lại tới cơ quan đăng ký, hồ sơ gồm những tài liệu sau:
– Đơn (văn bản) đề nghị xin cấp lại giấy phép mạng xã hội: Nội dung đơn sẽ bao gồm số giấy phép cũ, ngày cấp giấy phép cũ, lý do tại sao xin lại giấy phép.
– Bản giấy phép mạng xã hội (trường hợp bản cũ vẫn còn nhưng đang bị hư hỏng).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì doanh nghiệp nộp hồ sơ Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thời gian cấp lại giấy phép mạng xã hội bao lâu?
Theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 23h Nghị định 27/2018/NĐ-CP quy định: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ này nhận được văn bản đề nghị, cơ quan cấp giấy phép xem xét, cấp lại giấy phép. Trường hợp từ chối, cơ quan cấp giấy phép có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Như vậy thời gian cấp lại giấy phép mạng xã hội theo quy định của pháp luật là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Tuy nhiên thực tế thời gian này có thể kéo dài hơn nếu phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Giấy phép mạng xã hội có thời hạn bao lâu?
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng thì Giấy phép thiết lập mạng xã hội có thời hạn theo đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 10 năm.
– Chậm nhất 30 ngày trước khi hết hạn giấy phép, tổ chức, doanh nghiệp muốn gia hạn giấy phép đã được cấp, gửi văn bản đề nghị gia hạn nêu rõ thời hạn gia hạn.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép thẩm định, cấp gia hạn giấy phép đã cấp. Trường hợp từ chối, cơ quan có thẩm quyền cấp phép có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
– Giấy phép được gia hạn không quá 02 lần; mỗi lần không quá 02 năm.
Hồ sơ gia hạn giấy phép bao gồm:
– Văn bản đề nghị gia hạn Giấy phép thiết lập mạng xã hội, có nêu rõ thời hạn gia hạn;
– Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là đại diện theo pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp
Nơi nộp hồ sơ: Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông.
Có nên sử dụng dịch vụ xin cấp lại giấy phép mạng xã hội do Đại Lý Thuế Gia Lộc cung cấp hay không?
Một dịch vụ được đánh giá là tốt hay không phụ thuộc vào hai yếu tố chính là chất lượng dịch vụ và thái độ phụ vụ. Đến với Đại Lý Thuế Gia Lộc khách hàng được trải nghiệm cả hai yếu tố trên.
Đại Lý Thuế Gia Lộc được khách hàng biết đến là tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp nói chung, dịch vụ xin cấp giấy phép mạng xã hội nói riêng. Chúng tôi tự hào là tổ chức có chức năng đại diện, theo đó mà Đại Lý Thuế Gia Lộc có thể thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ và nhận kết quả.
Đại Lý Thuế Gia Lộc có bề dày kinh nghiệm thực hiện dịch vụ pháp lý, tiếp xúc với hầu hết các cơ quan nhà nước, thêm vào đó chúng tôi có đội ngũ chuyên viên, luật sư đầu ngành. Từ đó mà hồ sơ của khách hàng luôn được giải quyết nhanh chóng, đúng hạn, đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng.
Đại Lý Thuế Gia Lộc khảng định mình là đơn vị cung cấp dịch vụ ổn đinh, hướng tới giữ khách hàng bền lâu. Chúng tôi luôn đổi mới chính sách áp dụng, ưu đãi dành cho khách hàng. Đến với Đại Lý Thuế Gia Lộc khách hàng không chỉ sử dụng một mà có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ pháp lý có lợi cho khách hàng. Hãy liên hệ cho chúng tôi theo hotline: 0981.378.999 hoặc 0961.981.886 để được tư vấn về thủ tục xin giấy phép mạng xã hội.
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm: Giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc