Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3

Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 như thế nào? Trong nội dung sau sẽ giải đáp chi tiết hơn.

Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 như thế nào? Trong nội dung sau sẽ giải đáp chi tiết hơn.

Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3

Các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng phải đảm bảo đủ điều kiện cũng như năng lực để thi công các công trình, dự án lĩnh vực hoạt động này.

Để đáp ứng được trình độ cũng như khả năng làm việc trong lĩnh vực xây dựng thì chứng chỉ năng lực xây dựng có vai trò rất quan trọng.Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3là gì? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn.

Mục lục

    Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì?

    Chứng chỉ năng lực xây dựng là bảng đánh giá ngắn gọn, đầy đủ của Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng dành cho các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh hoặc các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng phải đảm bảo đủ điều kiện cũng như năng lực để thi công các công trình, dự án lĩnh vực hoạt động này.

    Theo quy định của pháp luật thì chứng chỉ năng lực xây dựng là chứng chỉ pháp lý cơ bản bắt buộc để các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có thể thực hiện các hoạt động đầu thầu, thi công xây dựng, thanh quyết hoặc nghiệm thu các công trình xây dựng. Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 là gì?

    Quy định về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thi công xây dựng

    Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

    Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:

    – Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

    – Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

    + Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

    + Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

    + Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

    – Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

    Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3

    Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng

    Điều 91 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định, điều kiện chung của tổ chức khảo sát xây dựng đối với các hạng như sau:

    – Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định đối với lĩnh vực khảo sát địa chất công trình;

    – Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.

    – Điều kiện đối với hạng I:

    + Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

    + Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

    + Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công hình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát.

    – Điều kiện đối với hạng II:

    + Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

    + Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

    + Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.

    – Điều kiện đối với hạng III:

    + Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

    + Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

    Điều kiện năng lực của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng

    Theo quy định tại Điều 92 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng đối với các hạng năng lực như sau:

    – Hạng l:

    + Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

    + Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện hoặc quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tinh phê duyệt.

    – Hạng II:

    + Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

    + Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

    – Hạng III:

    Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận.

    Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình

    – Hạng I:

    + Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

    + Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;

    + Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;

    + Đã trực tiếp thi công công tác xây dựng của hạng mục công trình, công trình hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại đối với trường hợp thi công công tác xây dựng;

    + Đã trực tiếp thi công lắp đặt thiết bị của hạng mục công trình, công trình liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên đối với trường hợp thi công lắp đặt thiết bị vào công trình.

    – Hạng II:

    + Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

    + Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học, 03 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;

    + Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;

    + Đã trực tiếp thi công công tác xây dựng của hạng mục công trình, công trình hoặc bộ phận công trình (trong trường hợp thi công công tác xây dựng chuyên biệt) liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại đối với trường hợp thi công công tác xây dựng;

    + Đã trực tiếp thi công lắp đặt thiết bị của hạng mục công trình, công trình liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên đối với trường hợp thi công lắp đặt thiết bị vào công trình.

    – Hạng III:

    +Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

    + Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận;

    + Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận.

    Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng gồm những gì?

    Để được cấp chứng chủ năng lực xây dựng thì phải đáp ứng được Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3. Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng bao gồm:

    – Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng;

    – Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức;

    – Bản kê khai danh sách, kinh nghiệm kèm theo chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động của những cá nhân chủ chốt theo mẫu;

    – Bản kê khai theo mẫu về kinh nghiệm của tổ chức ít nhất 3 (ba) công việc tiêu biểu trong thời gian gần nhất cho mỗi lĩnh vực liên quan đến nội dung đăng ký;

    – Bản kê khai năng lực tài chính; máy, thiết bị, phần mềm máy tính theo yêu cầu đối với từng lĩnh vực đăng ký;

    – Quy trình quản lý thực hiện công việc; hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với từng lĩnh vực đăng ký.

    Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?

    Theo quy định tại Điều 64 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 19 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP  quy định như sau:

    Điều 64. Thẩm quyền cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

    1. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:

    a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I;

    b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III;

    c) Tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận quy định tạiĐiều 81 Nghị định nàycấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.

    2. Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề:

    a) Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề do mình cấp;

    b) Trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề không thực hiện thu hồi thì Bộ Xây dựng trực tiếp quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề.

    3. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện việc cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề và cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với chứng chỉ do mình cấp trước đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 110 Nghị định này.

    Từ quy định trên thấy được rằng thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề là cơ quan chuyên môn về vây dựng thuộc Bộ Xây chựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I. Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III.

    Trên đây là nội dung bài viết của Đại Lý Thuế Gia Lộc vềĐiều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 mong rằng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý độc giả.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *