Khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử có bị khống chế hạn mức khuyến mại không?

Khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử có bị khống chế hạn mức khuyến mại không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử có bị khống chế hạn mức khuyến mại không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử có bị khống chế hạn mức khuyến mại không?

Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại; trong các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại), các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định thì mức giảm giá tối đa là 100%.

Khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử có bị khống chế hạn mức khuyến mại không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Mục lục

    Khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử có bị khống chế hạn mức khuyến mại không?

    Điều 7 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định về Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại như sau:

    1. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

    2. Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%. Mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

    3. Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho:

    a) Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;

    b) Hàng thực phẩm tươi sống;

    c) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

    Theo quy định trên, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại; trong các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại), các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định thì mức giảm giá tối đa là 100%. Khi khuyến mại cho các hàng hóa, dịch vụ sau đây thì không áp dụng hạn mức giả giá tối đa:

    – Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;

    – Hàng thực phẩm tươi sống;

    – Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

    Bản chất hoạt động khuyến mại qua sàn giao dịch thương mại điện tử là hoạt động khuyến mại, do đó, hạn mức giảm giá tối đa chúng tôi chia sẻ trên đây vẫn được áp dụng, trừ 3 loại hàng hóa, dịch vụ được loại trừ. Vì vậy với câu hỏi Khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử có bị khống chế hạn mức khuyến mại không? thì câu trả lời là Nhà nước vẫn khống chế hạn mức khuyến mại.

    Điểm khác biệt của hình thức khuyến mại này là thương nhân sẽ không phải thực hiện đăng ký khuyến mại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bởi điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định:

    2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo thực hiện khuyến mại khi khuyến mại theo các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại và các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Nghị định này:

    […] b) Thương nhân chỉ thực hiện bán hàng và khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến.

    Quý vị cần lưu ý, không thông báo khuyến mại với cơ quan nhà nước không đồng nghĩa với Nhà nước không khống chế hạn mức khuyến mại nói riêng và quản lý về hoạt động khuyến mại nói chung. Do đó, nếu Quý vị không tuân thủ hạn mức khuyến mại sẽ đối mặt với nguy cơ bị xử phạt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoạt động khuyến mại không được tiếp tục, gây mất uy tín với khách hàng.

    Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử là ai?

    Theo Điều 24 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP thì Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử bao gồm 6 nhóm chủ thể sau đây:

    1. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).

    2. Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

    3. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).

    4. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).

    5. Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử.

    6. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.

    Các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử

    Theo Điều 26 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP thì có 5 nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử, đó là:

    1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử

    Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.

    2. Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử

    Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.

    3. Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử

    a) Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;

    b) Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp;

    c) Trường hợp thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của người bán tới người tiêu dùng trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức đó là bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin theo pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    4. Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử.

    Hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.

    5. Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin, an ninh mạng và pháp luật có liên quan khác.

    Trên đây là những chia sẻ của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc giúp Quý vị giải đáp thắc mắc Khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử có bị khống chế hạn mức khuyến mại không. Quý vị có những băn khoăn, vướng mắc khác liên quan đến khuyến mại có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *