Điều kiện để chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc là gì?

Điều kiện để chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau.

Điều kiện để chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau.

Điều kiện để chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc là gì?

Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện là có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử; thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

Điều kiện để chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc là gì? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.

Mục lục

    Điều kiện để chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc là gì?

    Chứng từ điện tử là bao gồm các loại chứng từ, biên lai ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử.

    Theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý như bản gốc như sau:

    Điều 9. Giá trị pháp lý như bản gốc

    1. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng cả hai điều kiện sau:

    a) Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử;

    b) Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

    Vậy Điều kiện để chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc là gì? Từ quy định trên thấy được rằng chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện theo quy định như sau:

    – Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử;

    – Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

    Quy trình đăng ký website thương mại điện tử thế nào?

    Theo Điều 15 Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quy trình đăng ký website thương mại điện như sau: Thương nhân, tổ chức truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và tiến hành các bước sau đây:

    Bước 1: Thương nhân, tổ chức đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau:

    – Tên thương nhân, tổ chức;

    – Số đăng ký kinh doanh của thương nhân, số quyết định thành lập của tổ chức;

    – Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;

    – Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức;

    – Các thông tin liên hệ.

    Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

    – Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;

    – Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin, thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

    Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, tiến hành khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ đăng ký quy định tại Điều 14 Thông tư 47/2014/TT-BCT.

    Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

    – Xác nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu thương nhân, tổ chức thực hiện tiếp Bước 5;

    – Thông báo hồ sơ đăng ký không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin. Khi đó thương nhân, tổ chức quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin, hồ sơ theo yêu cầu.

    Bước 5: Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân, tổ chức gửi về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy) theo quy định tại Điều 14 Thông tư 47/2014/TT-BCT.

    – Thương nhân, tổ chức có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.

    – Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4 theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư 47/2014/TT-BCT, nếu thương nhân, tổ chức không có phản hồi thì hồ sơ đăng ký trên hệ thống sẽ bị chấm dứt và thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại từ đầu.

    Hồ sơ đăng ký website thương mại điện tử gồm những gì?

    Theo Điều 14 Thông tư 47/2014/TT-BCT được sưa đổi bởi Thông tư 04/2016/TT-BCT quy định về hồ sơ đăng ký website thương mại điện tử như sau:

    Điều 14. Hồ sơ đăng ký

    1. Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (theo Mẫu TMĐT-1tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

    2. Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.

    3. Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.

    3. Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các nội dung sau:

    a) Các nội dung quy định tại Điều 38 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP;

    b) Cơ chế xử lý, thời hạn xử lý khi nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấpdịch vụ thương mại điện tử.

    4. Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó.

    5. Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).

    Để đăng ký website thương mại điện tử (sàn giao dịch thương mại điện tử) cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Hồ sơ gồm:

    – Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

    – Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu. Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.

    – Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định;

    – Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các nội dung sau:

    + Các nội dung quy định về quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử

    + Cơ chế xử lý, thời hạn xử lý khi nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

    – Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó.

    – Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).

    Trên đây là những chia sẻ của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc về Điều kiện để chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc là gì? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *