Website thương mại điện tử có phải là sàn giao dịch thương mại điện tử không?
Website thương mại điện tử có phải là sàn giao dịch thương mại điện tử không? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ
Website thương mại điện tử có phải là sàn giao dịch thương mại điện tử không?
Website thương mại điện tử có phải là sàn giao dịch thương mại điện tử không? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp làm rõ thắc mắc này.
Website thương mại điện tử có phải là sàn giao dịch thương mại điện tử không?
Theo khoản 8, khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì:
8. Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
9. Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Sàn giao dịch thương mại điện tử trong Nghị định này không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến.
Như vậy, website thương mại điện tử và sàn giao dịch thương mại điện tử là hai khái niệm không đồng nhất. Có thể hiểu sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử, còn website thương mại điện tử không phải là sàn giao dịch thương mại điện tử vì sàn chỉ là một phần của website.
Những hoạt động bị cấm kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử
khoản 1 Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1, khoản 2 điều 2 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử
1. Vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử:
a) Lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
b) Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
c) Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
d) Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký theo các quy định của Nghị định này;
đ) Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;
e) Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.
Như vậy, các hoạt động chúng tôi đã trích dẫn trên đây là những hoạt động kinh doanh bị cấm thực hiện kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử
Theo Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử như sau:
– Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định này cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
– Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định này khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
– Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
– Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
– Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc