Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?
Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì? Trong nội dung bài viết sau đây sẽ giúp quý độc giả có câu trả lời chi tiết hơn.
Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?
Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?
Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Vai trò của các sàn thương mại điện tử
Sàn thương mại điện tử là một trong những hình thức kinh doanh online phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, người bán và người mua cùng tiếp cận với không gian mạng được bên quản lý cung cấp, họ tìm thấy nhau để tiến hành các giao dịch hiệu quả, nhanh chóng, tích hợp nhiều tiện ích. Các sàn thương mại điện tử có vai trò như sau:
– Vai trò đối với cá doanh nghiệp:
+ Sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp thiết lập sự hiện diện rộng rãi trên thị trường, từ đó mở ra cách thức quảng bá, tiếp cận và giới thiệu sản phẩm hiệu quả. Tiếp cận đến khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các phản hồi của khách cũ cũng quyết định thành công và hiệu quả bán hàng tương lai.
+ Đưa các sản phẩm đến khách hàng đúng sản phẩm và đúng thời điểm rẻ và nhanh chóng. Đặc biệt là người mua có quyền so sánh, lựa chọn để tìm bên cung tốt nhất.
– Vai trò đối với người tiêu dùng:
+ Người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm hoàn toàn nhận được rất nhiều tiện ích từ các sàn thương mại điện tử với nhiều giá cả cạnh tranh và phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng. Họ cũng không phải mất thời gian đến cửa hàng, lựa chọn, tự mang đồ về,…
+ Được hỗ trợ tối ưu quá trình thanh toán và vận chuyển một cách dễ dàng và thuận lợi.
+ Các nền tảng thương mại điện tử ra đời như một giải pháp hữu ích và thiết thực cho người tiêu dùng bởi nhu cầu sử dụng tiện ích của người tiêu dùng ngày càng cao.
Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử
Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử phải được thể hiện trên trang chủ của website. Quy chế hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử gồm các nội dung sau:
– Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Mô tả quy trình giao dịch đối với từng loại giao dịch có thể tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi phát hiện các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Giới hạn trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử trong những giao dịch thực hiện trên sàn;
– Các quy định về an toàn thông tin, quản lý thông tin trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến giao dịch tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 69 Nghị định này;
– Biện pháp xử lý với các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
– Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.
Ứng dụng của Công ty A được gọi là nền tảng công nghệ hay là sàn thương mại điện tử?
Câu hỏi:
Công ty A tạo lập ứng dụng (Website/app) nhằm kết nối giữa người mua (là thành viên tạo tài khoản trên ứng dụng web/app của Công ty A) và Bên B. Bên B là đối tác (thể nhân hoặc phát nhân) của công ty A nhằm mục đích hỗ trợ công việc cho đối tác (Bên B) thì ứng dụng của Công ty A được gọi là nền tảng công nghệ hay là sàn thương mại điện tử. Điều kiện của từng trường hợp là gì?
Trả lời:
Các quy định của pháp luật hiện hành không ghi nhận quy định về khái niệm nền tảng công nghệ. Có thể hiểu đơn giản nền tảng công nghệ là nhóm các công nghệ được sử dụng nhằm mục đích phát triển các quy trình, công nghệ khác.
Theo khoản 8 và khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
8. Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
9. Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Sàn giao dịch thương mại điện tử trong Nghị định này không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến.
Căn cứ theo quy định trên thấy được rằng đối với trường hợp website cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó thì được xác định là sàn giao dịch thương mại điện tử.
Do đó, đối với trường hợp công ty A tạo lập website và cho phép đối tác B tiến hành việc mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website thì được xác định là sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc