Thủ tục thành lập công ty tại Lạng Sơn
Tổ chức, cá nhân có thể thành lập công ty theo quy định của pháp luật. Thủ tục thành lập công ty tại Lạng Sơn như thế nào?
Thủ tục thành lập công ty tại Lạng Sơn
Tổ chức, cá nhân có thể thành lập công ty theo quy định của pháp luật. Thủ tục thành lập công ty tại Lạng Sơn như thế nào?
Thành lập công ty là thủ tục không quá khó khăn nhưng lại mất khá nhiều thời gian, công sức và sẽ có những khó khăn nhất định trong quá trình soạn thảo hồ sơ. Vậy thủ tục thành lập công ty tại Lạng Sơn như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giới thiệu tỉnh Lạng Sơn
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam.
Năm 2018, Lạng Sơn là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 52 về số dân, xếp thứ 51 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 47 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 20 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 790.500 người dân, GRDP đạt 30.355 tỉ Đồng (tương ứng với 1,3184 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38,4 triệu đồng (tương ứng với 1.668 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,36%
Kinh tế cửa khẩu tiếp tục khẳng định vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thu hút được nhiều dự án đầu tư quy mô lớn. Tập trung hoàn thiện hệ thống quy hoạch các khu chức năng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn; huy động hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó gần 4.000 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, hơn 12.000 tỷ đồng ngoài ngân sách Nhà nước để tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng của Khu kinh tế cửa khẩu.
Tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chủ động trong công tác đối ngoại để nâng cao năng lực thông quan, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá qua địa bàn. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 5.500 triệu USD, bình quân hằng năm tăng 6,1%, trong đó xuất khẩu tăng 14,5%; nhập khẩu giảm 1,6%.
Nên thành lập công ty gì tại Lạng Sơn?
Các loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tổ chức, cá nhân khi thành lập công ty cần dựa vào quy mô kinh doanh, số lượng thành viên, vốn, ngành nghề kinh doanh… để lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp. Trên thực tế, loại hình doanh nghiệp công ty TNHH và công ty cổ phần được nhiều người lựa chọn hơn. Vậy vì sao các loại hình doanh nghiệp này lại được nhiều người lựa chọn?
CÔNG TY CỔ PHẦN
Ưu điểm của công ty cổ phần:
– Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro không cao;
– Khả năng huy động vốn rất cao thông qua phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là đặc điểm riêng biệt chỉ công ty cổ phần có;
– Công ty không hạn chế số lượng cổ đông và có thể huy động vốn cả trên thế giới. Do vậy, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn rộng rãi nhất;
– Cổ đông có thể dễ dàng, tự do chuyển nhượng, mua bán, thừa kế cổ phần thông qua việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;
– Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề;
– Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu;
– Được tính lương thưởng của các cổ đông góp vốn tại các vị trí quản lý vào chi phí hoạt động công ty để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp;
– Mọi quyết định trong việc kinh doanh được thu thập ý kiến của các cổ đông nên rất minh bạch trong quản lý, điều hành.
Nhược điểm của công ty cổ phần:
– Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích;
– Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông;
– Việc quản lý, điều hành công ty cổ phần cũng phức tạp hơn đặc biệt là chế độ tài chính, kế toán.
CÔNG TY TNHH
Thứ nhất: Công ty TNHH một thành viên
Ưu điểm:
– Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ nên chủ sở hữu sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty và không cần phải xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác và việc quản lý công ty cũng đơn giản hơn;
– Có tư cách pháp nhân nên doanh nghiệp được thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Việc này đem lại cho doanh nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên;
– Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty nên hạn chế được rủi ro của chủ sở hữu khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh;
– Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty do tổ chức làm chủ sở hữu còn có thể tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên (trong đó bầu ra một người làm Chủ tịch Hội đồng thành viên), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
– Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty;
– Có thể tăng vốn điều lệ bằng cách góp thêm vốn của chủ sở hữu; huy động thêm vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức khác hoặc phát hành trái phiếu.
Nhược điểm:
– Hệ thống pháp luật điều chỉnh công ty TNHH MTV khắt khe hơn so với DNTN;
– Bị hạn chế trong việc huy động vốn bởi công ty TNHH MTV không được phát hành cổ phiếu;
– Nếu có nhu cầu huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Thứ hai: Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Ưu điểm:
– Có tư cách pháp nhân nên doanh nghiệp được thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Việc này đem lại cho doanh nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên;
– Thành viên công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp công ty nên hạn chế được rủi ro của thành viên khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh;
– Có nhiều chủ sở hữu hơn DNTN và công ty TNHH MTV nên có thể có nhiều vốn hơn. Do vậy có vị thế tài chính tạo khả năng tăng trưởng cho doanh nghiệp. Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công việc kinh doanh. Các thành viên vốn có trình độ kiến thức khác nhau. Họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị;
– Có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng thêm vốn góp của thành viên; tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới hoặc phát hành trái phiếu;
– Chế độ chuyển nhượng và mua lại phần vốn góp được quy định chặt chẽ nên nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên. Nên có thể tránh được tình trạng người lạ hoặc đối thủ muốn thâm nhập vào công ty.
Nhược điểm:
– Số lượng thành viên bị hạn chế từ 02 đến 50 thành viên;
– Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đều phải thông báo với cơ quan Đăng ký kinh doanh;
– Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty TNHH 2 thành viên trở lên chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật hơn so với DNTN, công ty hợp danh;
– Việc công ty TNHH 2TV trở lên không được phát hành cổ phần là một hạn chế cho việc huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Hồ sơ thành lập công ty tại Lạng Sơn
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị thành phần hồ sơ thành lập công ty của loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH.
Thứ nhất: Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thứ hai: Hồ sơ thành lập công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thành lập công ty tại Lạng Sơn ở đâu?
Thủ tục thành lập công ty tại Lạng Sơn được thực hiện tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn.
Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ thành lập công ty của Đại Lý Thuế Gia Lộc vui lòng liên hệ Hotline: 0981.378.999
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc