Mẫu đơn trình báo công an về việc bị đánh

Trong nội dung bài viết sau sẽ cung cấp đến quý độc giả thông tin về Mẫu đơn trình báo công an về việc bị đánh.

Trong nội dung bài viết sau sẽ cung cấp đến quý độc giả thông tin về Mẫu đơn trình báo công an về việc bị đánh.

  • Thứ sáu, 17/11/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 372 Lượt xem

Mẫu đơn trình báo công an về việc bị đánh

Đơn trình báo về việc bị đánh là văn bản ghi nhận việc cá nhân bị đánh, yêu cầu cần có sự giải quyết của công an hoặc trình báo công an về những vấn đề liên quan đến việc mình bị đánh.

Mục lục

    Đơn trình báo về việc bị đánh là gì?

    Đơn trình báo về việc bị đánh là văn bản ghi nhận việc cá nhân bị đánh, yêu cầu cần có sự giải quyết của công an hoặc trình báo công an về những vấn đề liên quan đến việc mình bị đánh.

    Nội dung đơn trình báo công an về việc bị đánh

    Khi viết đơn trình báo công an về việc bị đánh cần có các nội dung sau đây:

    – Thông tin người trình báo: Ghi đầy đủ họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú; chứng minh nhân dân/ căn cước công dân.

    – Đối tượng bị trình báo: Người trình báo cần ghi rõ thông tin đối tượng mà mình muốn trình báo cơ quan công an cũng như trình bày rõ vụ việc mà đối tượng này đã gây ra cho mình.

    – Ghi rõ quyền và lợi ích của bản thân khi bị xâm phạm; ( trong trường hợp trình báo về việc bị đánh thì ghi rõ quyền bị xâm phạm là quyền được bảo đảm về sức khỏe, tính mạng, tinh thần).

    – Tóm tắt lại sự việc cần trình báo một cách ngắn gọn, trung thực.

    – Các tài liệu được gửi kèm đơn trình báo chứng minh bản thân bị đánh.

    Khi bị đánh trình báo công an như thế nào?

    – Thu thập chứng cứ bị đánh, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

    + Giấy tờ tùy thân của người bị hại như chứng minh thư; căn cước công dân

    + Những bằng chứng kèm theo chứng minh về hành vi gây thương tích cho người khác.

    – Tố cáo, trình báo đến cơ quan Công an

    Liên hệ trực tiếp hoặc liên hệ qua điện thoại đến cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự (tin tố giáo có thể là lời nói hoặc bằng đơn trình báo công an về việc bị đánh).

    + Cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận gồm: Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Đây là 2 cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận tố giác; tin báo về tội phạm, và có thẩm quyền kiến nghị khởi tố vụ án hình sự; nếu có dấu hiệu của tội phạm.

    – Công an xác minh thông tin, chứng cứ vụ việc

    + Khi trình báo công an khi bị đánh thì phải cung cấp các bằng chứng, chứng cứ để cơ quan chức năng có căn cứ tiếp nhận, xác minh vụ việc.

    + Tiếp theo, cơ quan chức năng sẽ xem xét; đánh giá chứng cứ để xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm; nếu có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ kiến nghị khởi tố vụ án; sau đó cơ quan điều tra sẽ vào cuộc để điều tra vụ án.

    Mẫu đơn trình báo công an về việc bị đánh

    Quý độc giả có thể tham khảo mẫu đơn trình báo công an về việc bị đánh dưới đây:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ĐƠN XIN TRÌNH BÁO

    ( Về việc bị đánh)

    Kính gửi: …………………………………………………………………………….

    Tôi tên là:  …………………………………………………………………………

    Ngày tháng năm sinh: ………………………………………………………………

    CMND/ CCCD số:  …………… do……………… cấp ngày …., tháng…., năm…..

    Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………

    Tôi làm đơn này xin trình báo với quý cơ quan vụ việc như sau:

    Vào ngày:  ………………………………………………………………

    Anh/ Chị: …………………………………………………………………………

    Sinh ngày:  ………………………………………………………………………

    CMND/ CCCD số:  ………… do ……………… cấp ngày …., tháng…., năm….

    Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:  …………………………………………………

    Vì anh/ chị: ……đã có hành vi đánh đập ……………………………………………

    Sự việc cụ thể như sau: 

    …………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

    …………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

    Nay tôi làm đơn này để trình báo toàn bộ sự việc trên cho quý Cơ quan được biết. Đề nghị Cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xem xét trưng cầu giám định về tỷ lệ thương tật của tôi để có căn cứ tiến hành việc xử lý đối tượng……. về hành vi đánh người gây thương tích theo quy định pháp luật.

    Tôi xin cam đoan những sự kiện và tình tiết nêu trên là đúng sự thật nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Cơ quan. Tôi xin chân thành cảm ơn!

                                                                                            ……Ngày …. tháng ….. năm……

    Gửi kèm theo:

    – CMND/CCCD;
    – Các giấy tờ khác có liên quan.

    Người trình báo
    (Ký, ghi rõ họ tên)

    Tải (download) Mẫu đơn trình báo công an về việc bị đánh

    Tải Về Tại Đây

    Những lưu ý khi viết đơn trình báo công an về việc bị đánh

    Khi viết đơn trình báo công an về việc bị đánh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

    – Thông tin ghi trong đơn nên thật chi tiết, chính xác, mạch lạc, rõ ràng để quá trình giải quyết vụ việc sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn.

    – Nội dung sự việc nên trình bày theo trình tự thời gian, ngắn gọn.

    – Cung cấp chi tiết thông tin người trình báo để cơ quan công an liên hệ dễ dàng khi cần.

    – Người trình báo nên thực hiện nộp trực tiếp tại cơ quan công an để tránh thất lạc.

    Nộp đơn trình báo công an về việc bị đánh ở đâu?

    Theo khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự như sau:

    Điều 163. Thẩm quyền điều tra
    4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

    Từ quy định trên thấy được rằng cá nhân có thể nộp đơn trình báo về việc bị đánh đến cơ quan công an cấp huyện nơi tội phạm xảy ra.

    Đánh người khác có bị đi tù không?

    Hành vi đánh người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

    Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
    đ) Có tổ chức;
    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
    h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
    i) Có tính chất côn đồ;
    k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
    c) Phạm tội 02 lần trở lên;
    d) Tái phạm nguy hiểm;
    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
    a) Làm chết người;
    b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
    5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
    a) Làm chết 02 người trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
    6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    .btnctm a:nth-child(2){display: none;}
    .btnctm a{width: calc(50% – 10px)}

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *