Thông tin về giá cả trên website thương mại điện tử có bắt buộc để tiền VNĐ không?
Thông tin về giá cả trên website thương mại điện tử có bắt buộc để tiền VNĐ không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau.
Thông tin về giá cả trên website thương mại điện tử có bắt buộc để tiền VNĐ không?
Không có quy định về bắt buộc giá cả trên website thương mại điện tử phải là VNĐ. Theo đó nếu đơn vị sử dụng tiền ngoại tệ để ghi thông tin giá cả trên website hoàn toàn không bị phạm miễn là phải tuân thủ các quy định nêu trên khi đưa thông tin giá cả.
Website thương mại điện tử là gì?
Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Các doanh nghiệp, thương nhân, tổ chức để thiết lập website bán hàng cần phải đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập trang web bán hàng theo quy định.
Thông tin về giá cả trên website thương mại điện tử có bắt buộc để tiền VNĐ không?
Theo Điều 31 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định thông tin về giá cả như sau:
Điều 31. Thông tin về giá cả
1. Thông tin về giá hàng hóa hoặc dịch vụ, nếu có, phải thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác.
2. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu thông tin giá hàng hóa hoặc dịch vụ niêm yết trên website không thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác thì giá này được hiểu là đã bao gồm mọi chi phí liên quan nói trên.
3. Đối với dịch vụ trên các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định tại Mục 2 và 4 Chương này, website phải công bố thông tin chi tiết về cách thức tính phí dịch vụ và cơ chế thanh toán.
Từ quy định trên thấy được rằng không có quy định về bắt buộc giá cả trên website thương mại điện tử phải là đồng Việt Nam. Theo đó nếu đơn vị sử dụng tiền ngoại tệ để ghi thông tin giá cả trên website hoàn toàn không bị phạm miễn là phải tuân thủ các quy định nêu trên khi đưa thông tin giá cả.
Trong giao dịch thương mại điện tử chứng từ điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc không?
Theo Điều 9 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 9. Giá trị pháp lý như bản gốc
1. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng cả hai điều kiện sau:
a) Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử;
b) Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
2. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị chứng từ điện tử.
3. Tiêu chí về sự bảo đảm đủ tin cậy là khi một trong những biện pháp sau được áp dụng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trao đổi và sử dụng chứng từ điện tử:
a) Ký chứng từ điện tử bằng chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp;
b) Lưu trữ chứng từ điện tử tại hệ thống của một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử mà các bên thỏa thuận lựa chọn;
c) Có sự bảo đảm từ phía thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng cho việc khởi tạo, gửi và lưu trữ chứng từ điện tử về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử trong quá trình gửi và lưu trữ trên hệ thống;
d) Biện pháp khác mà các bên thống nhất lựa chọn.
Như vậy trong giao dịch thương mại điện tử thì chứng từ điện tử sẽ có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện như sau:
– Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử;
– Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
Thời điểm gửi và nhận chứng từ điện tử như thế nào?
Chứng từ điện tử là các loại chứng từ, biên lai ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử.
Theo Điều 10 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về thời điểm, địa điểm gửi và nhận chứng từ điện tử như sau:
– Thời điểm gửi một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo. Trong trường hợp chứng từ điện tử không rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo, thời điểm gửi là thời điểm nhận được chứng từ điện tử.
– Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, thời điểm nhận một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và có thể truy cập được.
– Địa điểm kinh doanh của người khởi tạo được coi là địa điểm gửi chứng từ điện tử và địa điểm kinh doanh của người nhận được coi là địa điểm nhận chứng từ điện tử.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc