Mẫu đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo qua mạng
Nội dung sau sẽ cung cấp đến quý độc giả thông tin về Mẫu đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo qua mạng.
Mẫu đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo qua mạng
Khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này tới cơ quan có thẩm quyền nơi cư trú (nơi thường trú hoặc nơi tạm trú) để được giải quyết.
Đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo qua mạng là gì?
Đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo qua mạng là văn bản được cá nhân sử dụng để trình báo về việc bị lừa đảo qua mạng gửi tới cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền để được xem xét xử lý giải quyết.
Cần làm gì khi bị lừa đảo qua mạng?
Thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông ngày càng diễn biến phức tạp, phổ biến là hành vi lừa đảo qua mạng. Khi gặp tình huống như vậy, cá nhân bị lừa đảo phải tiến hành trình báo vụ việc tới cơ quan công an, cụ thể như sau:
– Thu thập bằng chứng
Để trình báo công an về việc bị lừa đảo qua mạng thì người đi trình báo cần có những bằng chứng rõ ràng, cụ thể. Đặc biệt khi người đi trình báo là người trực tiếp bị lừa đảo qua mạng thì càng phải chuẩn bị đầy đủ thông tin như: tin nhắn trao đổi hai bên, biên lai chuyển tiền, thông tin của đối tượng lừa đảo (tài khoản mạng xã hội, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản, …)
– Đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để trình báo vụ việc
Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này tới cơ quan có thẩm quyền nơi cư trú (nơi thường trú hoặc nơi tạm trú) để được giải quyết.
Nội dung đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo qua mạng
Đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo qua mạng cần có những nội dung sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Độc lập – Tự do – hạnh phúc”
– Ngày, tháng, năm làm đơn trình báo;
– Tên đơn: “Đơn trình báo về việc bị lừa đảo qua mạng”;
– Phần kính gửi: Ghi rõ cơ quan tiếp nhận đơn.
– Thông tin của người viết đơn như họ và tên, số CMND/CCCD, địa chỉ, số điện thoại,…
– Nội dung đơn trình báo về việc bị lừa đảo qua mạng;
– Yêu cầu của người tố cáo đối với nội dung tố cáo;
– Chứng cứ kèm theo nếu có;
– Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
Cách viết đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo qua mạng
Khi viết đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo qua mạng cần trình bày rõ ràng, tránh lan man, cụ thể, gồm các nội dung sau đây:
– Ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn trình báo.
– Xác định và gửi đúng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết tin báo.
– Ghi đầy đủ thông tin cá nhân người tố giác, người có hành vi lừa đảo như: họ tên, năm sinh, căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ liên hệ, số điện thoại hoặc các thông tin liên hệ khác. Đây là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xác minh, điều tra, xem xét, xử lý chủ thể có hành vi vi phạm.
Mẫu đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo qua mạng
Quý độc giả có thể tham khảo mẫu đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo qua mạng sau đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày… tháng… năm…
ĐƠN TRÌNH BÁO
(Về việc bị lừa đảo qua mạng)
Kính gửi: – Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an quận/huyện………………………………………………
– Viện kiểm sát nhân dân quận/huyện………………………………………………………………….
Tôi tên là: …………………….…………Sinh ngày: ……………………………………………………………..
Chứng minh nhân dân/CCCD số: ……………………………………………………………………………
Ngày cấp: …………………..Nơi cấp: …………… do: …………………………………………………….
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………………..
Tôi làm đơn này xin trình báo với cơ quan công an vụ việc như sau:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Từ những hành vi nêu trên, có thể khẳng định ông/bà……đã dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là…
Tôi cho rằng hành vi này của ông/bà …có dấu hiệu phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi, tôi kính mong quý cơ quan có biện pháp ngăn chặn và và xử lý những hành vi của ông/bà……
Nay tôi viết đơn xin trình báo này mong quý cơ quan xem xét những vấn đề sau:
Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông/bà … về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Buộc ông/bà ………………………………………… phải trả lại số tiền cho tôi.
Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.
Xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu đính kèm | Người trình báo (Ký và ghi rõ họ tên)
|
Tải download Mẫu đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo qua mạng
Những lưu ý khi viết đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo qua mạng
Khi viết đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo qua mạng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Người trình báo cần phải ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin cá nhân; ghi đầy đủ các thông tin cơ bản của người có hành vi lừa đảo trong đơn.
– Các tình tiết, sự việc ghi trong đơn phải được trình bày cụ thể, rõ ràng, khách quan và đảm bảo tính đúng đắn, trung thực.
Gửi đơn trình báo công an về việc bị lừa đảo qua mạng ở đâu?
Việc bị lừa đảo qua mạng với những chiêu thức tinh vi, người bị hại cả tin dễ dàng cung cấp thông tin mà chưa tìm hiểu kĩ về đối tượng, nhiều trường hợp không xác định được địa chỉ hoặc địa chỉ thông tin liên hệ với đối tượng lừa đảo cung cấp gian dối không thể xác định được, gây khó khăn cho việc đòi lại tài sản.
Khi có thông tin, chứng cứ về việc bị lừa đảo qua mạng thì người bị hại có thể tố giác, trình báo tới cơ quan công an nơi đối tượng lừa đảo thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi làm việc của người đó. Nếu không xác định được địa chỉ thì có thể làm đơn kèm theo tài liệu, chứng cứ gửi đến cơ quan công an nơi bị hại đang cư trú và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ, giải quyết.
Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, gồm:
– Cơ quan công an;
– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
– Viện kiểm sát các cấp.
– Công an xã, phường, thị trấn.
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc