Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Tây Hồ
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Tây Hồ như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Tây Hồ
Tạm ngừng kinh doanh là nghĩa vụ thông báo với phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch & đầu tư khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Tây Hồ như thế nào?
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh tại quận Tây Hồ
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải đáp ứng được 2 điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Tại thời điểm tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế
Thực tế, nhiều doanh nghiệp lập ra không kinh doanh tại trụ sở chính đã đăng ký hoặc không có hoạt động kinh doanh thực tế và không kê khai thuế đầy đủ. Khi xuất hiện những vi phạm như vậy, chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những những doanh nghiệp này. Chính vì thế, pháp luật quy định muốn làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh, trước tiên doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng.
Thứ hai: Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước 03 ngày làm việc kể từ ngày tạm ngừng kinh doanh.
Nếu doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh từ ngày 10 tháng 8 năm 2023 thì chậm nhất ngày 7 tháng 8 năm 2023, doanh nghiệp phải gửi thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Tây Hồ
– Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.
– Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.
– Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
– Doanh nghiệp có thể đề nghị đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đồng thời với đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đồng thời với tình trạng của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tạm ngừng kinh doanh tại quận Tây Hồ ở đâu?
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Tây Hồ được thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập.
Các chi phí phải thanh toán khi tạm ngừng kinh doanh
Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”
Như vậy khi tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp đó không có phát sinh bất kỳ chi phí nào liên quan đến hoạt động sản xuất nên các chi phí nếu có phát sinh thì khi đó sẽ ko được trừ.
Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong thời gian dưới 9 tháng thì:
– Các khoản chi phí như tiền lương, tiền thuê văn phòng, tiền điện, nước phát sinh trong thực tế nhưng không liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì các chi phí đó không được tính là chi phí được giảm trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Trường hợp tài sản cổ đông thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp đang được dùng cho mục đích phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động dưới 9 tháng, sau đó tài sản lại được tiếp tục sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp trích khấu hao, khoản khấu hao đó sẽ được trừ đi khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trên đây là nội dung bài viết Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Tây Hồ của Đại Lý Thuế Gia Lộc, Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ vui lòng liên hệ Hotline: 0981.378.999
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc