Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh
Khách hàng quan tâm đến Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh vui lòng theo dõi bài viết sau đây để có thông tin,
Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh
Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã góp.
Giấy chứng nhận phần góp vốn công ty hợp danh là gì?
Giấy chứng nhận phần góp vốn công ty hợp danh là văn bản thể hiện việc góp vốn của một cá nhân, của một tập thể hay một doanh nghiệp nào đó phần vốn góp đầu tư vào công ty hợp danh, công ty xác nhận quyền tài sản của thành viên trong công ty, chứng nhận tỷ lệ quyền sở hữu phần vốn góp trong công ty nhằm đảm bảo quyền lợi của những thành viên góp vốn đầu tư vào công ty.
Quy định pháp luật về việc góp vốn vào vào công ty hợp danh
Theo quy định tại Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc góp vốn vào công ty hợp danh như sau:
– Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.
– Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty. Sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
– Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. Thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Thời điểm cấp Giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh quy định thế nào?
Theo đó, thời điểm cấp Giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh như sau:
– Cấp mới Giấy chứng nhận góp vốn: Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Các trường hợp công ty hợp danh cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp mới:
+ Thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty;
+ Cá nhân, tổ chức chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác.
+ Công ty tiếp nhận thêm thành viên mới, làm tăng vốn điều lệ của công ty.
– Cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp: Trường hợp Giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên góp vốn sẽ được cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp.
Nội dung Giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh gồm những gì?
Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
– Vốn điều lệ của công ty;
– Tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; loại thành viên;
– Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên;
– Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
– Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;
– Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.
– Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng; hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.
Công ty không cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên công ty hợp danh có được không?
Căn cứ vào Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 52. Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Bổ nhiệm người không được quyền quản lý doanh nghiệp giữ các chức danh quản lý doanh nghiệp;
b) Bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc (Tổng Giám đốc).
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông phát hành cổ phiếu;
c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
d) Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc miễn nhiệm chức danh quản lý của người không được quyền quản lý doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc miễn nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) đối với người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Buộc lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
đ) Buộc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Như vậy trường hợp công ty không cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh
CÔNG TY HỢP DANH……………………….Số …../………../GCN – ………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————- |
GIẤY CHỨNG NHẬN PHẦN VỐN GÓP
Số: …….. – ………/GCN (Lần ……………)
– Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 của Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:…………………….. cấp ngày ……. tháng …… năm ……. của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh…………………………………………………………
– Căn cứ tình hình góp vốn thực tế của thành viên.
CHỨNG NHẬN
Thành viên:……………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………….
Giấy CMND/ĐKKD số:………………………….. do:……………………………. cấp ngày:……………………
Đã góp đủ giá trị phần vốn góp của mình là:………………………………. VNĐ (…………………… chẵn), (Tỷ lệ vốn góp……………………………………………………….. %).
Hình thức góp vốn:
+ Tiền mặt: …………………………………………………………………………………………………………………..
+ Tài sản: ……………………………………………………………………………………………………………………..
Thời điểm góp vốn:………………………………………………………………………………………………………..
Giấy chứng nhận này được lập thành hai bản gốc, một bản cấp cho thành viên góp vốn, một bản lưu ở hồ sơ công ty.
……, ngày ……. tháng ……. năm …….. CÔNG TY …………….. |
.btnctm a:nth-child(2){display: none;}
.btnctm a{width: calc(50% – 10px)}
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc