Thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm có cần phải công bố lại sản phẩm không?

Thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm có cần phải công bố lại sản phẩm không? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm có cần phải công bố lại sản phẩm không? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • Thứ năm, 23/11/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 186 Lượt xem

Thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm có cần phải công bố lại sản phẩm không?

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm có cần phải công bố lại sản phẩm không? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Mục lục

    Thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm có cần phải công bố lại sản phẩm không?

    Pháp luật quy định về các trường hợp phải tiến hàng tự công bố sản phẩm tại Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm như sau:

    Điều 4. Tự công bố sản phẩm

    1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.

    2. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

    Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định: Các trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

    Như vậy, chỉ khi sản phẩm có sự thay đổi về tên, xuất xứ và thành phần caais tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Những trường hợp khác  thì chỉ cần thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, không yêu cầu phải công bố lại sản phẩm.

    Do đó, nếu thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ cần thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thay đổi mà không cần phải công bố lại sản phẩm.

    Hồ sơ tự công bố lại sản phẩm

    Với những trường hợp tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm thì tổ chức, cá nhân sẽ chuẩn bị hồ sơ gồm những tài liệu sau:

    – Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu;

    – Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

    Không thông báo thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm bị xử phạt như thế nào?

    Khoản 4 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm về đảm bảo an toán thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm

    Điều 22. Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm

    4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Không tự công bố lại sản phẩm, đăng ký lại bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật trong trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo;

    b) Không thực hiện thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi sau công bố đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc có thông báo nhưng nội dung thông báo không phù hợp nội dung thay đổi của sản phẩm hoặc không có tài liệu phù hợp quy định của pháp luật chứng minh cho sự thay đổi;

    c) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung bản tự công bố sản phẩm, bản công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, phiếu kết quả kiểm nghiệm, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và các loại giấy tờ, tài liệu khác;

    d) Không thực hiện theo quy định về sang chia, san, chiết trong sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm;

    đ) Bày bán phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong cơ sở kinh doanh hoá chất dùng cho mục đích khác.

    Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP có nội dung quy định:

    Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

    2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.

    Ngoài ra, khoản 11 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định:

    Điều 22. Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm

    11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này;

    b) Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này;

    c) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 và điểm a khoản 8 Điều này;

    d) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4, điểm a khoản 5, các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này.

    đ) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều này;

    e) Buộc nộp lại giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.

    Như vậy, nếu thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm mà không thực hiện thông báo về nội dung thay đổi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân. Trường hợp là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp 2 lần so với cá nhân. Bên cạnh việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức còn bị buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc đối tượng tự công bố sản phẩm.

    Trên đây là nội dung bài viết Thay đổi thiết kế trên tem nhãn sản phẩm có cần phải công bố lại sản phẩm không? của Công ty Đại Lý Thuế Gia Lộc. Mong rằng bài viết này sẽ đem đến cho Quý độc giả những thông tin hữu ích.

    Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *