Tư vấn chuyển tiền USD góp vốn vào công ty
Khách hàng quan tâm đến Tư vấn chuyển tiền USD góp vốn vào công ty theo dõi nội dung bài viết sau đây của chúng tôi.
Tư vấn chuyển tiền USD góp vốn vào công ty
Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam theo mức vốn góp của nhà đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Góp vốn là gì?
Góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Nhà đầu tư có được góp vốn bằng ngoại tệ?
– Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực;
– Theo khoản 23 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
– Theo khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
– Đồng thời, theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định như sau: Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam theo mức vốn góp của nhà đầu tư tại các loại giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành);
+ Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
+ Hợp đồng PPP đã ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Tài liệu khác chứng minh việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện việc góp vốn bằng ngoại tệ hoặc Đồng Việt Nam theo mức vốn góp tại các loại giấy tờ đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
Tư vấn chuyển tiền USD góp vốn vào công ty
Căn cứ Điều 4 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định về nguyên tắc chung đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam như sau:
1. Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam theo mức vốn góp của nhà đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành), Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, hợp đồng PPP đã ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài liệu khác chứng minh việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Người cư trú là nhà đầu tư Việt Nam được góp vốn đầu tư bằng nguồn ngoại tệ tự có.
3. Việc góp vốn đầu tư bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Vệt Nam phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
4. Các nội dung liên quan đến các khoản vay nước ngoài ngắn, trung và dài hạn của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (giao dịch thu tiền rút vốn, chi trả tiền gốc, lãi, phí; tài khoản vay, trả nợ nước ngoài) thực hiện theo quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
5. Việc sử dụng lợi nhuận được chia của nhà đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối và các quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thể thực hiện góp vốn đầu tư vào công ty cổ phần tại Việt Nam bằng ngoại tệ theo hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
Cách thức chuyển tiền góp vốn, chuyển nhượng vốn hợp pháp
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua hai hình thức:
– Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua việc thành lập dự án đầu tư;
– Mua lại vốn từ công ty Việt Nam, hoặc góp thêm vốn vào công ty;
Nhà đầu tư sau khi thực hiện việc thanh toán phần phí mua lại phần vốn góp (góp thêm vốn) sẽ trở thành thành viên (cổ đông) công ty và Công ty sau khi nhận vốn của nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở thành Công ty có vốn đầu đầu tư nước ngoài.
Lưu ý: Theo quy định của pháp luật giao dịch chuyển nhượng của các thành viên, cổ đông là người Việt Nam với nhau thì không bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng mà có thể được thanh toán bằng tiền mặt. Ngược lại, với giao dịch có yếu tố nước ngoài (Nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức nước ngoài) thì việc chuyển nhượng bắt buộc phải thông qua ngân hàng. Và việc chuyển nhượng này chỉ có thể thực hiện khi có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quy trình thực hiện được thực hiện việc chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài thông thường được thực hiện theo hai trường hợp
– Đối với việc chuyển nhượng vốn giữa công ty Việt Nam cho người nước ngoài
+ Xin thủ tục chấp thuận cho người nước ngoài mua lại (góp thêm) vốn góp vào Công ty. Thủ tục này căn cứ vào các nội dung nêu trong hồ sơ mà cơ quan thẩm định sẽ Quyết định chấp thuận hay từ chối việc nhận vốn của người nước ngoài. Ở bươc này cần lưu ý đến ngành nghề hoạt động của công ty sau khi nhận vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài. Bởi, đối với công ty Việt Nam lĩnh vực hoạt động rất rộng và không có nhiều điều kiện, tuy nhiên khi nhận vốn của nhà đầu tư nước ngoài thì Công ty đã trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và do đó Công ty cũng phải tuân theo các Quy định của pháp luật về các lĩnh vực bị cấm hoạt động đối với Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Sau khi được cơ quan nhà nước thẩm định và chấp thuận cho người nước ngoài góp vốn vào Công ty, Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ góp vốn của mình. Trước thời điểm góp vốn vào Công ty thì Nhà đầu tư vẫn chưa phải là thành viên của Công ty. Căn cứ vào văn bản chấp thuận góp vốn, ngân hàng sẽ tiến hành việc cho nhà đầu tư chuyển tiền vào tài khoản của bên bán. Điểm lưu ý ở đây, doanh nghiệp tiếp nhận nguồn vốn của Nhà đầu tư nước ngoài phải tiến hành lập 1 tài khoản vốn đầu tư để tiếp nhận nguồn vốn mà Nhà đầu tư nước ngoài góp vào công ty.
+ Sau khi thực hiện xong việc chuyển khoản chuyển nhượng cần thực hiện việc thay đổi Đăng ký kinh doanh của công ty Việt Nam. Đăng ký kinh doanh sau khi thay đổi sẽ ghi nhận thông tin nhà đầu tư nước ngoài là thành viên (cổ đông) của công ty.
– Đối với việc nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng vốn từ Doanh nghiệp nước ngoài thủ tục có khác biệt đôi chút nhưng nhìn chung cũng tuân theo các bước như trên. Việc chuyển nhượng vốn cũng bắt buộc phải thực hiện qua tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, theo quy định của Thông tư 06/2019 của NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thì việc chuyển nhượng vốn đầu tư giữa nhà đầu tư cư trú với nhau và Nhà đầu tư không cư trú với nhau thì không thưc hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Trường hợp chuyển nhượng giữa nhà đầu tư là người cư trú và Nhà đầu tư là người cư trú thì phải thưc hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc