Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Hoàng Mai
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Hoàng Mai như thế nào? Quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Hoàng Mai
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp không phải nộp báo cáo thuế trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
Bạn đang muốn tạm ngừng kinh doanh nhưng vẫn chưa biết nên thực hiện như thế nào, chuẩn bị hồ sơ gì? Trong nội dung bài viết sau đây sẽ hướng dẫn Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Hoàng Mai để quý độc giả tham khảo.
Khi nào cần tạm ngừng kinh doanh tại quận Hoàng Mai?
Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp.
Trong suốt thời gian hoạt động của mình không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh. Khi doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, tình trạng tài chính không khả quan hoặc chưa có phương án kinh doanh khả thi thì chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tạm kinh doanh thay vì làm thủ tục giải thể để có thêm thời gian tìm kiếm khách hàng và phương án kinh doanh hiệu quả.
Ngoài ra doanh nghiệp có thể bị cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp:
– Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
– Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Hoàng Mai
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Cá nhân, tổ chức soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu khác nhau về hồ sơ cụ thể như sau:
– Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh.
– Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh thì cá nhân, tổ chức sẽ nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.
Nộp hồ sơ qua mạng tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn. Riêng đối với thành phố Hà Nội nói chung và doanh nghiệp trên địa bàn quận Hoàng Mai nói riêng sẽ bắt buộc nộp online qua cổng thông tin nói trên.
Bước 3: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả
Sau khi nhận hồ sơ thì Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo, mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại, doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.
Lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh tại quận Hoàng Mai
Khi thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Thông báo chậm nhất 03 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo tạm ngừng thì cũng phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục kinh doanh.
– Thời gian tạm ngừng mỗi lần không quá 01 năm và không hạn chế số lần tạm ngừng liên tiếp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.
Như vậy theo quy định trên thì thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm và không hạn chế số lần tạm ngừng kinh doanh liên tiếp, tức là nếu không có phương an kinh doanh trong thời gian dài nhưng doanh nghiệp không muốn giải thể thì có thể tạm ngừng kinh doanh liên tiếp nhiều năm.
– Nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 Nghị Định 126/2020/NĐ-CP quy định: Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
Như vậy trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp không phải nộp báo cáo thuế trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
Tạm ngừng kinh doanh có cần thông báo với cơ quan thuế không?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định như sau:
Điều 14. Sửa đổi điểm đ, Khoản 1, Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ (gọi chung là Thông tư số 156/2013/TT-BTC) như sau:
“đ) Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
đ.1) Đối với người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh.
Từ quy định trên thấy được rằng doanh nghiệp chỉ phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh. Việc gửi thông báo cho cơ quan thuế là trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh mà không phải của doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin về Thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại quận Hoàng Mai, mọi vấn đề băn khoăn cần tư vấn hoặc hỗ trợ về dịch vụ quý khách hàng hãy liên hệ đến Đại Lý Thuế Gia Lộc theo số 0981.378.999.
Nguồn: Đại Lý Thuế Gia Lộc